đất đai cùng kinh tế nữa. Từ đó, ta thu được nhiều thuế má, sản vật quý giá
(yến sào, đồi mồi, ốc trai, sừng tê, sà cừ, tơ lụa, các tượng đá rất đẹp, voi…)
Lại do sự xúc tiếp Việt Chiêm mật thiết hơn hết thảy bao giờ, ta cũng lượm
được của họ ít nhiều điều hay về ca nhạc, kiến trúc, tập tục khoáng đạt
khiến nền văn hóa của ta được phong phú thêm.
15 – Văn Trị Của Nước Ta Dưới Đời Hồng Đức
Trình độ văn học nước ta đến Lê triều đã tới mức khả quan. Nó bắt
nguồn mạnh mẽ từ đời Tiền Lê, qua đời Hậu Lý. Trong mười thế kỷ Bắc
thuộc, viện học mới kể là sơ khai, tuy ta đã có một số người văn tự. Từ Lý,
nó đã có một cái gì là nền tảng, vì các khoa thi, việc tuyển trạch nhân tài đã
đều đều, đến đời Trần thì văn học của ta có đà tiến. Nhờ có mấy thế kỷ độc
lập liên tiếp, việc văn học không hề bị gián đoạn, cho đến cả thời Minh
thuộc hai chục năm, việc học của dân ta cũng không ngừng lúc nào (các
quan nhà Minh cũng đôn đốc mở các trường học khắp nước và trọng dụng
nhân tài để giúp họ). Ngay cả khi vua Lê Thái Tổ đang kháng chiến tại
Đông Đô (năm Bính Ngọ, 1427), ngài cũng có mở khoa thi. Trong khoa thi
này, bọn ông Đào Công Soạn 26 người đỗ Giáp Đệ và 6 người đỗ Ất Bảng.
Rồi cuộc bình định vừa xong, vua Thái Tổ mở luôn khoa Minh Kinh lấy các
ông Trịnh Thuấn Du, Phan Phù Tiên, Nguyễn Thiên Túng, Võ Văn Trinh,
Nguyễn Khắc Hiếu là những danh thần của hai triều sau này.
Năm Thuận Thiên thứ tư (1431), Thái Tổ mở khoa Hoành Tử, kén con
cháu các quan, các thanh niên tài tuấn trong dân chúng vào làm học sinh thi
cận, thị ngự tiền và giám sinh ở Quốc Tử Giám, sung làm sinh đồ các phủ.
Khoa thi Tiến Sĩ thứ nhất đời Lê là khoa Nhâm Tuất năm Đại Bảo thứ ba,
có tới 450 người ứng thí, có 33 người trúng cử, 3 vị nhất giáp tam khôi đều
còn thanh niên cả, đáng kể nhất là Trạng Nguyên Nguyễn Trực 26 tuổi,
Bảng Nhỡn Nguyễn Như Đỗ 19 tuổi, Thám Hoa Lương Như Học ngoài 30
tuổi, nổi danh cả ở Trung Quốc (Nguyễn Trực đi sứ được người Tàu cho đỗ
Trạng Nguyên bên ấy). Với các khoa this au, số thí sinh càng nhiều thêm,