rồi đến đời Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ tư (1436), số cống sĩ lên
đến 1400 người. Việc học thịnh đến như vậy là nhờ chỗ nhà Vua rất sùng
thượng việc văn học. Ngài mở rộng nhà Thái Học, hàng năm tế đức Khổng
Tử long trọng, đặt ba lớp Quốc Tử Giám, lấy thêm sinh viên lưu trú, làm
kho bí thư để chứa các sách. Cách của Ngài cho kén nhân tài nhằm vào đức
hạnh rồi mới đến văn học và do sự tuyển lựa trước của Hương Lý, thí sinh
mới được đệ đơn thi.
Năm Nhâm Ngọ (1462), Quang Thuận thứ ba, Ngài định cứ ba năm một
kỳ thi, năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội. Thi Hương thì cứ nhằm
vòa những năm Ty, Mão, Ngọ, Dậu; Thi Hội vào những năm Sửu, Thìn,
Mùi, Tuất. Trong nước, ngài đặt 12 trường thi Hương; 7 trường tại Sơn
Nam, Phụng Thiên, Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Tây, Thanh Hóa, Nghệ An.
Mỗi trường có 4 quan giám thí do Hàn Lâm Viện cử ra. Còn năm trường:
Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, An Bang. Mỗi trường
có hai quan giám thí do tòa Thừa và tòa Hiến ở đây cắt ra. Ngài ban tờ dụ
“Khuyến Học” cho sĩ tư toàn quốc, lời lẽ đầy đủ của cha dạy con, thày bảo
trò, thật là ân cần tha thiết, điều hơn lẽ thiệt chỉ rõ như ban ngày, nhờ vậy
làn song văn học tràn khắp nơi Kinh kỳ ra ngoài dân dã. Số người tài cao
học rộng mỗi ngày một nhiều. Năm Nhâm Ngọ (1462) cả 12 trường thi có
tới 60000 người dự thì rõ việc học khả quan thế nào. Số cống sĩ khoa Tiến
Sĩ Ất Mùi, Hồng Đức thứ sáu (1475) tăng lên gấp ba. Số người này trước
kia không quá hai ba chục, từ đó lên tới 60 mỗi khoa.
Đỗ Trạng Nguyên tức là đệ nhất giáp tiến sĩ cận đệ, đệ nhất danh được
hàm chánh lục phẩm. Bảng Nhỡn tùng lục phẩm. Thám Hóa chánh thất
phẩm. Hoàng giáp tức nhị giáp tiến sĩ xuất thân, tòn thất phẩm. Tam giáp
đồng tiền sĩ xuất thân hàm chánh bát phẩm.
Các tân khoa đầu tiên được Viện Hàn Lâm, sau theo phẩm trật được bổ
Giám Sát Ngự Sử, Tri Phủ, Tri Huyện.