VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 800

chủ hóa” lịch sử Việt Nam đúng với quan niệm chân chính của các sử gia
hiện tại.

Văn Hóa Nguyệt San – Số 37

Tháng 12-1958

Việt Sử Tân Biên được biên khảo công phu, tài liệu phong phú, quả là

một cuốn sử rất có giá trị mà mọi người không nên thiếu khi nghiên cứu
lịch sử.

Minh Tân Nguyệt San – Số 56 – Tháng 3 – 1959

Cuốn Việt Sử Tân Biên, Tập I và II, sau khi xuất bản đã được một số

văn gia trí thức nhận xét và xác nhận cuốn sử này đã thành công một phần
lớn trong vấn đề tìm cách dân chủ hóa lịch sử, đề cao vai trò tranh đấu của
nhân dân trên mọi phương diện, đưa ra những tư tưởng cách mạng, cấp tiến.

Tạp chí Thế Giới Tự Do

Tập VIII – Số 5

Quan niệm viết sử của ông Phạm Văn Sơn đã biết dùng lập luận của một

người dân nhược tiểu giải quyết sự kiện lịch sử, phương pháp viết khoa
học… Kỹ thuật viết sử của ông hấp dẫn khiến chúng tôi nhớ đến Michelet,
Tư Mã Thiên… Chắc chắn những ai về sau muốn tìm sử liệu Việt Nam
không thể bỏ qua Phạm Văn Sơn

Thế Phong

(Lịch sử văn nghệ Việt Nam – Nhà văn hậu chiến)

Với Việt Sử Tân Biên quyển 3, ông Phạm Văn Sơn nghiên cứu riêng về

loạn phong kiến Việt Nam. Đây là một nhận xét rất mới và cấp tiến trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.