- Họ dạy cho tôi khái niệm về ca hát: Tiếng hát thật sự phải là
tiếng nói của tâm hồn, tiếng hát phải đánh động vào tâm hồn người
nghe. Muốn đạt được cái hay, cái đẹp trong lời ca, tiếng nhạc, tôi phải
tìm cho ra cái hồn của bài hát rồi truyền đạt nó đến tai thính giả bằng
một giọng hát truyền cảm và điêu luyện của mình.
Ngoài ra họ còn dạy cho tôi học kỹ thuật thanh nhạc qua các bài
luyện thanh, học cách xử lý ngôn ngữ riêng cho mỗi dân tộc. Chẳng
hạn như đối tượng của ca hát ở đây là người Việt Nam, tôi phải cần ca
hát cho có bản sắc Việt Nam, phải tôn trọng và phát huy những đặc
điểm của ngôn ngữ Việt qua những điệu ngâm, hò, lý, ca, hát. Họ dạy
cho tôi biết phát huy tiếng hát ngân vang, láy phù hợp với ngôn ngữ
Việt. Hát làm sao cho rõ lời, đẹp tiếng thì tiếng hát của mình mới dễ đi
sâu vào lòng người nghe.
- Em có thể cho khán giả biết tóm tắt về những kỹ thuật thanh
nhạc mà em đã tiếp thu được?
- Tôi đã học được cách chủ động lấy hơi lúc khởi tấu sẽ làm cho
bài hát của tôi đươc đầy đặn và có năng lực, sắc bén hơn. Tôi được dạy
làm sao lấy hơi lớn, lấy hơi nhỏ, lấy hơi trộm và cướp hơi. Lấy hơi còn
phải tùy theo nhịp độ và sắc thái của bài hát. Nếu bản nhạc có nhịp độ
thong thả thì tôi phải lấy hơi vào thong thả, gặp đoạn nhạc sắp hát rời,
tôi phải chuẩn bị lấy hơi nhanh rồi nén hơi chờ đợi cho đến khi hát các
âm thanh rời.
Ngoài việc dạy cho tôi biết nghệ thuật ca hát là nghệ thuật lấy hơi,
tôi phải thực tập xì hơi trong hai tháng liền bằng cách thổi bong bóng,
thổi bụi, thổi giấy để biết điều chế hơi thở và đẩy hơi ra sao cho phù
hợp với tính cách của từng câu hát, để âm thanh phát ra được đầy đặn
từ đầu đến cuối bài hát.
- Sau bao nhiêu năm khổ công tập luyện, tại sao em lại bỏ học,
không tốt nghiệp lớp thanh nhạc?
- Tony, người anh tinh thần của tôi bị mất việc làm, tôi phải làm
việc ở hộp đêm trở lại, không thể tiếp tục theo học lớp thanh nhạc ban