giống này. Hình như việc này hắn không nói với ai, hắn đã tự động dắt
những ngựa cái đến nông trường quốc doanh lấy đực. Do đó mới có thêm
Giê-rết, con Hồng và con Ô-bét. Theo lời hắn thì lúc này, tất nhiên Ma-la-
khốp chả còn bị vướng trở gì.
- Mình cho là anh ta nói có lý - Với những con vật đẹp như vậy,
đâu phải tự nhiên ở trên trời rơi xuống được.
- Anh ta nói có lý, cái đó thì đúng rồi, nhưng chết một việc là lại
không ai biết vào đấy cả - Nét mặt Ka-ra-mi-sép hơi lộ vẻ bất bình và vuốt
mấy sợi râu lưa thưa mọc theo lối Mông-cổ, khăng khăng không chịu mọc
cong theo lối ghi-đông. Ma-la-khốp hỏi đùa:
- Cần lắm sao mà phải để mọi người biết?
- Mình nghĩ cần lắm chứ. Con người ta làm việc là cốt để mọi
người biết xem người đó làm cái gì trong đời mình. Đây nhé, trường hợp
Xê-ri-ô-ghin chẳng hạn. Anh ta đã nghĩ ra một việc có ích lợi cho nông
trường, thế rồi người ta chẳng nhận ra anh ta là ai, cuối cùng vinh dự đó lại
về cậu. Không. Cái cần thiết là phải để lại một dấu vết gì. Để người ta còn
đọc, ngay dù đến hai mươi năm sau đi nữa, vẫn còn lại trên sổ ghi các việc
làm và con người đã nghĩ ra việc đó. Như vậy mới thật là công bằng.
Ka-ra-mi-sép cứ tưởng là nói xong thì Ma-la-khốp sẽ cãi lại hoặc phật ý
nữa. Rất kinh ngạc, anh lại thấy Ma-la-khốp đồng tình. Hơn thế nữa, anh lại
còn khen ý kiến rất hay. Cần phải có ngay một thứ sổ vàng đó. Đúng thế,
thời gian trôi qua đi, mọi sự vật sau này sẽ thay đổi. Cái làng cổ kính này,
với những căn nhà gỗ, cửa kính bé tí tẹo và như thể mếu xệch đi, với những
nhà trại mờ mờ tối sau này tất phải thay thế bằng một thị trấn lộng lẫy với
những tòa nhà lớn như ở thành thị. Trong nhà có lò sưởi tự động, có hơi đốt
(vĩnh biệt những lò đốt Nga!) và máy nước. Anh mở một vòi thề là nước
tóe ra! Không có cần phải đi kín ở giếng nữa. Ngày đó, thế nào rồi chúng ta