VÔ GIA ĐÌNH - Trang 6

nhận thấy ích lợi của cuốn sách đó nên đã phiên dịch ra trên mười thứ tiếng
và phát hành khắp nơi.
Ở nước ta, năm 1931, ông Nguyễn đỗ Mục và ông Đào-Hùng đã theo bản
văn của Tàu “Khổ nhi lưu lãng ký” dịch ra Việt văn nhan đề là “Vô gia
đình” (Tiểu thuyết giáo dục Đứa trẻ khốn nạn), đăng báo “Trung Bắc Tân
Văn” và in thành sách do nhà “Tân Việt Nam Thư Xã” xuất bản.
Nay, để cho truyện được sát với nguyên tác chữ Pháp, về tư tưởng cũng
như về văn từ, theo ý muốn của một số bạn yêu văn, tôi không quản tài trí
thiển sơ, cố gắng phiên dịch, may ra có ích phần nào trong học văn của các
bạn thanh niên.
“Vô gia đình” là truyện một đứa bé bị bỏ đường, được một thôn phụ nuôi
nấng như con. Không may, chồng thôn phụ đó làm thợ bị một tai nạn lao
động thành tàn tật, buộc lòng phải bán em cho một ông lão diễn trò rong.
Cuộc phân ly đau đớn. Rồi đến cuộc đời lang thang, trôi dạt của em trên đất
Pháp và đất Anh. Những biến cố liên tiếp xảy ra, nhưng nhờ trí thông minh,
lòng quả cảm, em đã phấn đấu và đã vượt mọi gian nan.
Sau em tìm được mẹ cùng em trai và không quên trả ơn những người đã
cứu giúp em trong những ngày gian khổ.
“Vô gia đình” nêu cho ta một tấm gương ưu cần, nhẫn nại, một tinh thần
thanh cao và tự lập, một chí phấn đấu không sờn, nhất là lòng trung hậu
tuyệt vời.
Ngoài giá trị về đạo đức, câu truyện lại ly-kỳ và vô cùng cảm động nên
không những được giới học sinh ưa chuộng mà mọi người ai đã đọc một
vài trang đầu không thể bỏ qua không xem hết.
Trong lúc phong trào “chấn hưng đạo đức” đang sôi nổi trên Thế giới Tự
do, tôi mong rằng bản dịch “Vô gia đình” này sẽ giúp một phần mọn vào
công cuộc “vãn hồi chính đạo” lớn lao đó.

Saigon, ngày 23-3-1958

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.