THAY LỜI GIỚI THIỆU
Viết Về Thân Phận Cô Dâu Việt Nam
Mà Không Chỉ Đổ Lỗi Cho Nghèo Hèn
T
heo thống kê không đầy đủ, trong vòng hơn mười năm qua, làn sóng
lấy chồng ngoại kiều của những cô gái trẻ đã hình thành nên gần hai trăm
nghìn gia đình ngoại kiều có người mẹ, người vợ ra đi từ Việt Nam. Trong
đó, đa phần là cô dâu sang Đài Loan, Hàn Quốc. Hiện có hơn một trăm
nghìn cô dâu Việt Nam đang sinh sống tại đảo Đài Loan và đứng thứ hai là
cô dâu tại Hàn Quốc. Học giả Hàn Quốc đưa ra báo cáo: Cứ sáu nông phu
hoặc ngư phủ Hàn Quốc thì có một người lấy vợ Việt.
Từ góc độ nhân văn của Nam Dao, hai trăm nghìn số phận cô dâu tức là
hai trăm nghìn thân phận, ước mơ và nỗi cô đơn. Không thể viết hết về tất
cả mọi số phận, càng không thể lý giải tất thảy mọi nỗi niềm của con người
trước những bến đỗ đời người, giằng xé giữa đi - ở, tin - mất mát, thật - trá
hình, mong ước - rơi. Nhưng có thể nói rất nhiều và cảm nhận rất nhiều từ
chỗ đứng bé mọn của một cô thiếu nữ, một mối tình, một chàng trai, một
cửa biển, một câu chuyện đan xen lịch sử và thân phận.
Nỗi cô đơn làm người rất kín đáo nhưng rất ám ảnh trong Vu Quy. Hiển
nhiên dễ thấy như trong những giây phút cậu Thẻo trơ trọi trên đời nhìn ra
biển khơi dông bão. Cô đơn ngỡ ngàng như khi Thẻo và Tư yêu nhau trong
mối tình đầu mà còn ngỡ ngàng về nhau, về cuộc sống mới mở rộng hứa
hẹn trước mắt. Cô đơn đặc sệt khi người đàn bà phải làm tình với một
người đàn bà. Cô đơn chết như bé Út nắm mãi con vịt tơ trong tay rồi lịm
dần đi đầy cảm thương. Cô đơn chạy trốn phận người, và trong cuộc đào
thoát ấy, lấy chồng nước ngoài dường như là một lựa chọn để phản kháng
lại thực tại.
Để viết về cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài mà không bị sa vào
cái nhìn kỳ thị, ban phát thương hại hoặc cái nhìn một chiều thì thật không