chạy không thoát. Khi lính Pháp hỏi, bà già giả điên mà
không chịu trả lời. Đại-úy Mouteaux liền cho bà già một ít
thức ăn và dỗ-dành, nhờ bà đưa giúp một bức thư cho
Trương-quang-Ngọc rồi rút về Minh-cầm.
Lúc ở phía Thanh-cước đi thuyền gần lên đến Chà-mạc,
toán quân của Đại-úy Mouteaux bắt gặp một chiếc thuyền
độc-mộc ở phía trên đi xuống. Người chở thuyền là một mụ
đàn-bà có tuổi. Ngồi trong thuyền có một chàng thanh-niên
chừng 15, 16 tuổi, mặc áo vải thô và rách-rưới nhưng sạch
sẽ. Chàng thanh-niên cử-chỉ đường-bệ và dáng mặt khôi ngô.
Khi bị quân Pháp giữ thuyền lại khám thì chàng thanh-niên
và mụ lái đò đều có vẻ lúng túng. Nhưng Đại-úy Mouteaux
thấy người ta nói vua Hàm-Nghi mỗi lần đi đâu đều có mang
một cái điếu ống khảm đi theo. Mouteaux, trước còn ngần
ngại, sau cho rằng thanh-niên chẳng phải vua Hàm-Nghi, nếu
bắt chỉ thêm bận cho nên thuyền kia đi thẳng mà kéo quân
lên Chà-mạc. Tới nơi, viên quản nói cho Đại-úy biết là bọn
vua Hàm-Nghi và Trương-quang-Ngọc vừa chạy trốn.
Mouteaux lúc ấy mới hối hận, tự vấn chàng thanh-niên kia có
phải là vua Hàm-Nghi chăng ? Hay là một người nào quan
trọng trong tả-hữu nhà vua ?
Cái hình ảnh của chàng thanh niên gặp trên sông Nai qua
lại mãi trong trí của Monteaux. Hai năm sau các báo bên
Pháp đều có in ảnh vua Hàm-Nghi, Đại-úy ngờ ngợ như thấy
người mình gặp ở trong ảnh.
Năm 1893, tình cờ Đại-úy được gặp vua Hàm-Nghi tại Vũ-
quang Câu-lạc-bộ ở Paris. Đại-úy mang việc trước thuật lại
cho nhà vua nghe và hỏi nhà vua có phải là người trẻ tuổi đi