VUA HÀM NGHI BỊ BẮT
MÙA HÈ năm 1887, dân Cơ Sá là một tổng Mường đã
cung cho vua Hàm Nghi những tên quân bắn nỏ cực giỏi, ra
hàng. Đại úy Mouteaux giao cho viên chánh tổng chuyển trả
lại Trương Quang Ngọc ống thuốc phiện và cái bàn đèn bắt
được ở nhà Ngọc mấy hôm trước. Ngoài ra, Đại úy lại gửi
dâng vua một tạ gạo trắng và hai bức thư của Thái hậu và
vua Đồng Khánh khuyên vua Hàm Nghi ra hàng. Một bức thứ
ba nữa của Đại úy Mouteaux gửi cho Ngọc bảo Ngọc bắt vua
Hàm Nghi mà lập công. Những thư này đều do tay Cả Hinh là
bố vợ của Trương-quang-Ngọc trao lại cho Ngọc. Mấy hôm
sau có thư của Ngọc trả lời. Trong thư Ngọc nói rất cảm động
vì Đại úy đã trả lại thuốc phiện cùng cái bàn đèn và hứa sẽ
giúp Đại úy bắt vua Hàm Nghi. Nhưng việc không thể thi
hành ngay được. Vì khi chạy chốn ở Chà-mạc, Ngọc bị trượt
từ trên một tảng đá xuống, ngã gãy chân. Tuy vậy, khi nào
lành bệnh sẽ không bỏ qua việc này mà không giúp Đại úy.
Chí mưu phản của Ngọc bắt đầu từ đấy.
Trong thời gian từ tháng Bảy năm 1887 đến tháng Mười
1888, người Pháp cũng không quá tin vào lời hứa của Ngọc
mà không cố theo dõi vua Hàm Nghi.
Các đồn Pháp thoạt tiên lập ở bãi biển, dần dần lấn vào
trung bộ tỉnh Quảng Bình ; sau, lên sát miền thượng du. Mắt
lưới mỗi ngày một xe chặt lại, đất đai của vị nguyên thủ cũ
Triều đình Huế thu lại chỉ còn một chiếc lều tranh là chỗ sống
qua ngày. Nhưng sau những khu rừng rậm um tùm, vua Hàm