Nghi như một con vật thiêng liêng khéo lẩn ra ngoài vòng săn
của người Pháp.
Chợt, ngày 12 tháng Mười năm 1888, có một người Nam
xin vào yết kiến viên Đại úy quản đồn Đông-ca. Người này
khai tên là Nguyễn-tinh-Đình, người làng Đức-vũ-xá (gần
Huế) và đóng đội trong đội quân hộ giá. Nguyễn-tinh-Đình
nói :
« Mình theo vua Hàm Nghi trốn khỏi Huế từ năm 1885.
Cho đến tháng Chín 1888, Đình vẫn còn được hầu cận vua.
Tôn-thất-Thiệp, con trai Tôn-thất-Thuyết không bao giờ rời
vua. Thiệp khuyên vua chạy ra Bắc Kỳ và đã chém một vị
quan nhỏ vì vị quan này ngỏ ý muốn ra điều đình với người
Pháp. Thiệp không khi nào chịu hàng. Chính Thiệp đã gây cho
vua Hàm Nghi có can đảm và nghị lực chiến đấu.
« Vua hiện ở một khu rừng cách Ngã-hai chừng vài giờ,
do khe Giòi là một ngành sông Nai đi ngược lên. Chỗ này
không có làng xóm gì cả. Vua ở trong một túp lều tranh do
dân Chà-mạc dựng lên.
« Đã sáu tháng nay, Ngọc không hầu cận vua nữa. Ý
Ngọc muốn ra hàng, nếu quân Pháp chịu hứa cho Ngọc một
vài mối lợi. Vua ở với Thiệp, viên Thống-chế Nguyễn-Thúy,
người đã có tuổi và con là một viên Tham-biện Nội-các. Ngoài
ra lại có hai tên lính Mường, ngày ngày thổi nấu ăn. Vua với
các quan ăn cơm muối, mặc áo vải nâu và thường bị sốt luôn.
Mỗi lần có quân Pháp đến miền này, thì một tên lính Mường
lại cõng vua chạy ẩn vào rừng.
« Tôn-thất-Đạm vẫn đóng quân ở Vàng-liêu, giữa giẫy núi