chết và dùng dáo đâm qua bụng. Hai người đó là quan Thống
chế Nguyễn-Thúy và con trai Nguyễn-Thúy giữ chức Tham-
biện Nội-các trạc độ 45 tuổi.
Tôn-thất-Thiệp vác gươm chạy ra, chực xông vào đánh
thì bị một người Mường là Cao-viết-Lượng, người Thanh-cước,
phóng một ngọn dáo xuyên qua ngực, chết.
Vua Hàm Nghi đang ngủ sực tỉnh dậy, cũng cầm gươm
bước ra. Biết mình bị phản, chĩa gươm bảo Ngọc : « Mày giết
ta đi còn hơn mày mang ta ra nộp cho Tây ».
Nhưng vừa mới nói dứt lời thì bị một tên Mường là Thanh-
Cối giựt gươm và nhảy vào ôm lấy ngang lưng vua.
Từ đấy, vua Hàm Nghi không nói năng gì nữa.
Ngọc cho cắt đầu Tôn-thất-Thiệp và cha con Nguyễn-
Thúy ba người còn sót lại trong hàng vạn quân Cần-vương,
đã lấy cái chết mà tạ vua Hàm Nghi, khi mạt vận.
Sáng hôm sau, dân Mường cáng vua Hàm Nghi đến Ngã-
hai rồi đóng bè về đồn Thanh-lạng. Ròng rã hai ngày trời đi
bè trên sông Nai, vua Hàm Nghi không nói năng gì hết, thỉnh
thoảng chỉ hỏi han về những làng xóm vừa qua.
Cảnh nước biếc non xanh ấy hình như nhắc lại trong trí
nhớ nhà vua bốn năm dĩ vãng, hoàn toàn hi sinh cho cuộc
chiến tranh.
Cuộc đời bão táp ấy chỉ khi nào nhắm mắt mới là cùng.
Bị bắt, vua Hàm Nghi tin rằng mình sắp bước vào cõi
chết, cho nên nhà vua đã hết lo buồn và có vẻ rất điềm tĩnh.
Khi bọn Ngọc đọc lá thư của Đại úy Boulangier gửi cho