Hà-tĩnh. Đã 8, 9 tháng nay, nghĩa là từ khi quân Pháp lập
đồn ở thượng du sông Nai thì Đạm không có tin tức đi lại với
vua Hàm Nghi.
« Nhà vua hiện không có của cải gì hết, ngoài hòm quần
áo mang từ Huế ra và hai lưỡi gươm mà một lưỡi là của người
Pháp gửi tặng vua Gia Long từ đầu thế kỷ ».
Đình lại nói rằng mình không dám ở gần vua Hàm Nghi,
vì bị Thiệp ngờ là có ý phản phúc, định mang ra chém. Ngọc
cũng bị ngờ như thế nên đã mấy tháng không dám đến gần
chỗ vua ẩn.
Đại úy Boulangier trao cho Đình một lá thư, dặn đưa cho
Ngọc và bảo Ngọc thân đến đồn Đông-ca.
Mấy hôm sau quả nhiên Trương-quang-Ngọc lẻn đến.
Ngày 1 tháng Một 1888, Trương-quang-Ngọc và Nguyễn-
tinh-Đình mang 20 tên Mường thuộc các làng Thanh-lạng và
Thanh-cước vác nỏ và gươm, xéo lên phía Chà-mạc. Tướng
Pháp dặn Ngọc nên đối đãi với vua Hàm Nghi cho lễ độ. Còn
Thiệp cùng các quan khác thì cứ chém ngay, nếu họ có ý
chống lại. Trước khi Ngọc khởi hành, Đại úy Boulangier lại
hứa nếu việc thành công sẽ trọng thưởng.
Mười giờ tối, cả đoàn đến chỗ ở của vua Hàm Nghi. Túp
nhà này mới làm được chừng sáu tháng. Nhà làm trên bờ khe
Tá Bào, vách nứa, lợp tranh. Trong nhà chỉ có một cái chõng
tre trải chiếu. Ngoài hòm quần áo mà Nguyễn-tinh-Đình nói
trên, người ta nhặt được một ít nồi niêu, bát đĩa lối thường
dùng của người Mường. Thấy ở ngoài có động, trong nhà hai
người vọt nhảy ra. Hai người bị Trương-quang-Ngọc đánh