thì dạng số nhiều của từ này lại là
men
- đánh vần
M-E-N
. Chữ
a
được đối
thành chữ
e
. Ngôn ngữ biến hóa khôn cùng đúng không các bạn? Xem ra
cách duy nhất đế ta nắm vững những quy tắc đó là tiếp xúc và sử dụng thật
nhiều, đặc biệt là viết.
Lại có một số danh từ có dạng số nhiều và số ít như nhau, chẳng hạn
từ con cừu,
sheep
- đánh vần
S-H-E-E-P
hay là con hươu -
deer
- đánh vần
D-E-E-R.
Những danh từ có kết thúc là nguyên âm
y
hay là
o
đều không có một
quy tắc nào cố định cả. Với từ
baby
- đánh vần
B-A-B-Y
ta phải đổi
y
thành
i
rồi mới thêm
es.
Nhưng với từ đồ chơi -
toy -
cũng kết thúc bằng
chữ cái
y
nhưng ta lại thêm ngay
s
chứ không biến đổi gì cả.
Ngoài ra lại có một số danh từ hình thức có đuôi
s
tưởng như là dạng
số nhiều nhưng không phải. Ví dụ như từ
news
(tin tức). Đánh vần là
N-E-
W-S
nhưng nó luôn luôn là danh từ số ít và không đếm được. Hay là từ
Maths
(môn toán) - đánh vần là
M-A-T-H-S
từ này kết thúc bằng đuôi
s
nhưng nó không hề liên quan đến số nhiều hay số ít đâu các bạn nhé. Vì đó
là môn toán mà đúng không? Tương tự như môn toán là môn vật lí
Physics
cũng kết thúc bằng chữ cái
s
. Hay là môn kinh tế học
economics
cũng vậy.
Thật là kì lạ đúng không các bạn?
Vậy là trong bài học này mình đã liệt kê một số trường hợp cơ bản về
hình thức của danh từ số nhiều và số ít rồi đây, có bao gồm cả một số ngoại
lệ nữa.
Nhưng các bạn đừng lo, số lượng của các ngoại lệ là không nhiều và
hoàn toàn có thể kiểm soát được khi chúng ta bắt gặp.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo.