Khi chuyển câu nói trực tiếp về câu tường thuật, ta không những phải
đổi cách xưng hô mà còn phải biến đổi về thời gian, nơi chốn cho phù hợp
với hoàn cảnh lúc đó.
Ví dụ như khi câu nằm trong dấu ngoặc kép có từ
now
(bây giờ) thì
khi phá ngoặc ra ta phải đổi nó thành từ
then
(lúc đó).
Rồi là
3 years ago
(3 năm trước) thì phải đổi thành
3 years before.
Tomorrow
(ngày mai) thì phải đổi thành
the next day
– ngày sau đó hoặc là
following day
. Tương tự thì
yesterday
(ngày hôm qua) phải đổi thành
the
day before
– hoặc là
previous day
(ngày hôm trước).
Ngoài ra thì
this
(cái này) phải đổi về
that
(cái kia).
Here
(ở đây) thì phải đổi về
there
(ở đó).
Tuy nhiên thì sự biến đổi quan trọng nhất lại nằm ở thì. Như chúng ta
đã lấy ví dụ ở trên,
Mary told Tom: I love you
. Khi phá ngoặc ra ta có:
Mary told Tom she loved him. Love
đã được thêm
ed
vào. Thông thường
thì khi chuyển câu nói trực tiếp sang câu tường thuật chúng ta phải thực
hiện lùi thì.
Ví dụ: Thì hiện tại đơn sẽ lùi một thì để về thì quá khứ đơn. Hiện tại
hoàn thành sẽ thành quá khứ hoàn thành. Các động từ tình thái như
will
sẽ
thành
would, can
sẽ thành
could, shall
sẽ thành
should
.
May
thành
might,
v.v…
Các bạn ơi, tin vui là không phải khi nào phá ngoặc kép chúng ta cũng
phải lùi thì. Cụ thể là khi câu nói trong ngoặc kép diễn tả một sự thật, chân
lí đúng với mọi thời điểm: Mặt trời mọc ở đằng đông chẳng hạn. Hoặc là
khi câu trong ngoặc được nói ở thì quá khứ hoàn thành:
had + phân từ quá
khứ
. Đây là thì xa nhất của quá khứ rồi nên khi thấy thì này thì ta chỉ cần
phớt lờ thôi các bạn ạ vì ta không thể lùi thì thêm được nữa.
Học tiếng Anh đôi khi tớ có cảm giác như đang làm toán Linh ạ. Cảm
giác như mình đang áp dụng những quy tắc rất logic, rõ ràng cho câu chữ.
Linh cũng cảm thấy tiếng Anh là một ngôn ngữ không quá khó, bởi
việc tiếng Anh dùng bảng chữ cái La Tinh chứ không dùng chữ tượng hình
như tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn cũng là một lợi thế để người Việt
học tiếng Anh rồi.