Đừng cố tham gia những trận đánh
mà bạn không chắc thắng
Một trong những nguyên nhân có thể gây căng thẳng cho chúng ta
đó là việc ta cứ giữ mãi trong lòng những trận chiến mà ta không hề
có cơ hội chiến thắng. Vì bất kỳ lý do gì, chúng ta cũng không chịu bỏ
qua những tranh cãi và xung đột mà mình từng đối mặt. Khi gặp phải
ngõ cụt, thay vì quay lưng và chọn con đường khác thuận lợi hơn, ta
lại cứ mãi đày đọa mình.
Giả dụ, trong lúc bạn đang lái xe đến công ty thì bị một chiếc xe
khác tông phải. Bạn bực mình và không ngớt nguyền rủa cuộc sống.
Thậm chí nếu quá bực tức, bạn còn tìm cách trả miếng người kia.
Ngay cả khi việc “ra đòn” của bạn là hợp lý thì đó vẫn là trận đánh
mà bạn không thể giành chiến thắng. Tham gia vào những trận chiến
như vậy, điều duy nhất mà bạn nhận được chỉ là sự giận dữ mà thôi.
Tệ hơn nữa, thái độ của bạn còn khiến nó trở thành một tai họa. Tuy
nhiên, nếu nhận ra đây là trận chiến không đáng, bạn có thể bình tĩnh
bỏ qua; và câu chuyện sẽ dừng ở đó. Bạn tiếp tục lái xe và tiếp tục một
ngày của mình.
Tất nhiên, nếu đó là chuyện bất chính thì bạn phải tìm mọi cách
bảo vệ lý lẽ của mình. Tuy nhiên, hầu hết những rắc rối thường ngày
đều không quá nghiêm trọng. Thực tế, chúng ta có thể đối phó với các
chuyện nghiêm trọng rất tốt. Trong khi đó, với những căng thẳng
hàng ngày, ta lại không biết cách xử lý để rồi gây ra những hậu quả
khôn lường.
Chẳng hạn, bạn lo lắng cho một đồng nghiệp có tật hay than
phiền. Bạn dành nhiều thời gian và công sức để khuyên nhủ cô ấy
đừng như vậy nữa. Nhưng dù bạn có cố đến đâu, cô ấy vẫn cứ than
phiền. Mỗi khi nghe bạn khuyên nhủ, cô đều phản bác lại: “Vâng, tôi
biết chứ. Nhưng…”. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, đó là vì bạn đã không
thể bỏ qua trận chiến mà trong đó, bạn hoàn toàn không có khả năng
giành chiến thắng. Người này sẽ than phiền suốt phần đời còn lại của
cô ấy. Mọi sự quan tâm, chia sẻ của bạn đều không có tác dụng.
Nhưng như vậy có phải bạn nên bỏ mặc cô ấy? Không phải vậy. Bạn