XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TINH GỌN - Trang 119

Bản tóm tắt cần giới thiệu cho người nghe biết về câu chuyện thương hiệu
của bạn trong một chừng mực nhất định. Đại loại như “Xin chào, sản phẩm
của tôi có tên là X. Đây là hình dạng của nó. Đây là lý do tại sao nó quan
trọng. Đây là điều tôi cần bạn làm ngay bây giờ. Đây là lý do tại sao tôi
đáng tin. Mong rằng chúng ta sẽ giữ liên lạc.” Cùng đi qua từng mục một
nhé:

“Xin chào, sản phẩm của tôi có tên là…”

Giới thiệu tên sản phẩm và lời hứa thương hiệu của bạn. Chúng ta đã xây
dựng cả hai thứ này tại Chương 3.

“Đây là hình dạng của nó.”

Đưa ra một hoặc hai hình ảnh thực tế của sản phẩm. Đây là lúc hình tượng
trong Chương 4 phát huy tác dụng. Lựa chọn một hoặc hai hình ảnh thể
hiện tính năng cốt lõi của sản phẩm (tức đặc điểm tốt nhất của bạn) trong
bối cảnh đời thực. “Đây là đề xuất tôi đưa ra và lý do tại sao sản phẩm này
quan trọng.” Giải thích về chức năng và ý nghĩa của sản phẩm. Sử dụng
bản mẫu tuyên bố định vị bạn đã xây dựng ở Chương 3. Thay đổi cách diễn
đạt và xoay chuyển từ ngữ nếu cần thiết. Sau đó, sơ lược một danh sách
ngắn gọn những đặc điểm khiến sản phẩm của bạn khác với các đối thủ trên
thị trường.

“Đây là điều tôi cần bạn làm ngay bây giờ.”

Còn được biết đến như là lời kêu gọi hành động. (“Tại sao tôi lại phải đọc
cái này?”) Bắt đầu với mục tiêu trong đầu của bạn. Người nhận sẽ phải làm
gì bây giờ đây? Gửi email cho bạn để xin câu trích dẫn? Tải ứng dụng của
bạn xuống ngay lập tức? Ghé thăm một số trang web và đăng ký cập nhật
thông tin mới từ bạn? Tôi thường khuyên bạn né những thuật ngữ hoa mỹ,
nhưng với lời kêu gọi hành động bạn sẽ thấy hoàn toàn biết ơn khi vứt bỏ
chúng. Tất cả. Để đảm bảo chắc chắn, hãy hỏi một học sinh tiểu học xem

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.