XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TINH GỌN - Trang 86

Chúng ta có thể dành ra nhiều ngày trời bàn luận về các chiến lược định giá
từ nhiều góc nhìn đa dạng. Có ít nhất một tá những mô hình định giá khác
nhau mà bạn có thể xem xét và áp dụng, nhưng chúng ta sẽ nhìn qua ba mô
hình phổ biến nhất:

Định giá dựa trên chi phí

Bạn sẽ ấn định mức giá dựa trên chi phí sản xuất và mục tiêu lợi nhuận.
Mỗi một công ty có cách đánh giá chi phí sản xuất khác nhau, nhưng tất cả
đều tập trung vào một câu hỏi quan trọng: Chúng ta nên đánh phí bao
nhiêu cho sản phẩm hay dịch vụ này nếu nó tốn X để sản xuất và chúng ta
muốn kiếm thêm Y?

Định giá dựa trên giá trị

Bạn sẽ ấn định mức giá dựa trên nhận thức của khách hàng. Với quá trình
định giá này, về cơ bản bạn cần xác định xem trong mắt khách hàng sản
phẩm hay dịch vụ của bạn đáng giá bao nhiêu. Họ sẽ chấp nhận trả bao
nhiêu tiền cho sản phẩm này?

Định giá dựa trên sự cạnh tranh

Bạn sẽ ấn định mức giá cho sản phẩm hay dịch vụ dựa trên chiến lược của
các đối thủ cạnh tranh gần nhất. Khi bạn không có hoặc có rất ít đối thủ
(trong một lĩnh vực mới nổi), bạn có thể nhìn qua các sản phẩm thay thế.
Đối thủ cạnh tranh gần nhất của tôi đánh phí bao nhiêu cho một sản phẩm
hoặc dịch vụ tương tự? Tôi muốn mức giá của tôi bằng , cao hơn, hay thấp
hơn họ?

Thông thường, chiến lược định giá của một thương hiệu là sự kết hợp của
hai hoặc cả ba mô hình trên. Ví dụ, một công ty như Samsung có thể lưu
tâm đồng thời đến chi phí sản xuất, khả năng chi trả của khách hàng mục
tiêu, và chiến lược của các nhà sản xuất khác khi quyết định mức giá cho
sản phẩm. Các chiến lược định giá được sử dụng rộng rãi khác bao gồm:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.