XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TINH GỌN - Trang 97

Tôi biết bạn đang nghĩ nó giống như Pinterest. Tuy nhiên, tầm quan trọng
của việc tự tay ghim những bức hình truyền cảm lên một bức tường nằm ở
chỗ bạn sẽ nhìn thấy chúng vào mọi thời điểm trong ngày kể cả khi không
làm việc. Tuy chúng ta luôn tự tin rằng mình có thể làm nhiều việc cùng
một lúc, song con người vẫn cần thời gian và không gian riêng cho những
suy nghĩ sáng tạo – và nếu bạn đã từng trải qua cảm giác giác ngộ (một
khoảnh khắc “à há!” nào đó), bạn biết chúng có thể xảy ra lúc bạn ít ngờ tới
nhất.

Mục đích của việc thu thập những hình ảnh liên quan đến các bối cảnh, đối
thủ và khách hàng của sản phẩm là nhằm tiến hành kiểm tra thị giác. Nói
một cách đơn giản, chúng ta đang cố gắng phán đoán, thông qua những ví
dụ, ngôn ngữ thị giác của thị trường chúng ta theo đuổi. Khách hàng đã
quen thuộc với (qua đó trông đợi) hình ảnh gì? Các thương hiệu cạnh tranh
đang thuyết phục người tiêu dùng bằng cái gì? Các dấu hiệu thị giác nào có
thể được tìm thấy trong bối cảnh của tình huống mua hàng?

Hãy sắp xếp bức tường của bạn và bắt đầu ghim hình. Tìm kiếm những
điểm giống nhau và khác nhau. Thay đổi trật tự. Dán một ý tưởng lên tường
khi nó hiện ra trong đầu bạn. Trở lại từ đầu nếu cần thiết.

1

1

. Xem qua bài viết “Up On The Wall: How Working Walls Unlock Creative

Insight” của tôi trên tờ Smashing Magazine (http://bit.ly/1lCJG6n) để biết
thêm về các bản mẫu và bí quyết sắp xếp.

Một vài ý tưởng cho bức tường thương hiệu của bạn:

◆ Ghim tất cả những gì bạn nghĩ ra ở Chương 3: Câu chuyện thương hiệu.

◆ Ghim chất liệu, logo, bảng màu và hình tượng của các đối thủ.

◆ Chụp và in những hình đại diện trên mạng xã hội của các đối thủ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.