XÌ XẦM VS HÉT TO: BÍ KÍP X TRONG QUẢNG CÁO PR - Trang 170

Trung bình chỉ 10% lượng phát hành của một tờ báo là được
người xem đọc tất cả mọi mục, bài. Đại đa số chỉ xem lướt và
chọn đọc những phần họ quan tâm.

Hầu hết những người đọc một câu chuyện cụ thể trên báo chỉ
nhớ được khoảng 10% nội dung. Điều này có nghĩa là một bài
báo trung bình trên một tờ báo với lượng phát hành 100.000
bản sẽ chỉ được 10.000 người đọc và chỉ có 1.000 người nhớ
được những gì đã đọc.

Một nghiên cứu khác cho thấy ngay cả khi đã đọc và nhận thức

về một vấn đề nào đó được nêu trên báo, người đọc cũng không
nhất thiết sẽ thay đổi thái độ và thậm chí nếu có thì cũng không
nhất thiết họ sẽ thay đổi hành vi. Vì thế, ngay cả nếu 1.000 người
nhớ được những gì họ đọc trên báo, thì chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ trong
số này thay đổi thái độ, và số người thay đổi hành vi, tức là quyết
định mua sản phẩm của bạn, còn ít hơn.

Khi tiếp xúc với giới truyền thông, bạn cần thuộc lòng công

thức KISS (viết tắt của Keep It Simple Stupid – nghĩa là “Đơn giản
hết mức”). Đây là điều tối quan trọng trong các cuộc phỏng vấn
với báo chí. Bạn cần nhớ rằng ngay cả khi bạn nói về một chủ đề
phức tạp thì nhiệm vụ của báo chí vẫn là giải thích điều đó cho đông
đảo khán thính giả. Hãy hạn chế tối đa các biệt ngữ, thuật ngữ
chuyên môn, trừ khi đó là bản tin trong chuyên mục kỹ thuật trên các
tờ báo thương mại.

Nhiều người nghĩ rằng nếu gọi người phỏng vấn bằng tên sẽ

tạo được không khí thân thiện và thể hiện sự thân quen đối với nhà
báo. Tuy nhiên, bạn không nói chuyện với riêng người phỏng vấn,
mà đang nói chuyện với khán giả, những người có thể không nhìn
thấy hay thậm chí không nghe thấy người phỏng vấn. Hãy nhớ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.