XÌ XẦM VS HÉT TO: BÍ KÍP X TRONG QUẢNG CÁO PR - Trang 171

rằng người phỏng vấn thật ra chỉ là một phương tiện để kết nối
bạn tới khán giả mà thôi.

Có ba yếu tố cốt lõi trong tất cả các cuộc phỏng vấn với báo

chí là trung thực, chân thành và lòng trắc ẩn hay sự đồng cảm. Bạn
nên luôn luôn trung thực với báo chí. Điều này không có nghĩa bạn
phải kể tất cả mọi điều, mà là chỉ nói lên sự thật. Đồng thời, bạn
cũng không nên lảng tránh khi trả lời các câu hỏi.

Tránh kiểu trả lời “Như tôi đã nói với bạn…” khi gặp những câu hỏi

lặp lại. Nhà báo chỉ đơn giản đang làm việc của họ. Đừng để nhà báo
nghĩ rằng có thể bạn đang nói dối. Một phần công việc của họ là
đóng vai “người gây tranh luận”. Nếu bạn thành thật với các nhà
báo, họ sẽ sớm nhận ra và sẽ gạt bỏ mọi hoài nghi.

Đừng ngại nói rằng bạn không biết. Sẽ có đôi lúc bạn không có

câu trả lời, nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đừng cố gắng
lừa bịp báo giới. Hãy trung thực trả lời: “Tôi không biết”. Nếu đó là
thông tin quan trọng đối với câu chuyện, hãy đề nghị cho bạn thời
gian tìm hiểu và sẽ trả lời cho nhà báo sớm nhất có thể.

Sự nhiệt tình là hệ quả phổ biến của sự chân thành. Nếu bạn

thực sự tin vào điều gì đó, bạn sẽ nhiệt tình với nó và đó là một yếu
tố tích cực trong các cuộc phỏng vấn. Sự nhiệt tình có tính lan
truyền. Nếu bạn nhiệt tình, ngay cả những nhà báo đa nghi nhất
cũng sẽ bị ảnh hưởng đôi chút bởi năng lượng và niềm tin đó của
bạn. Và sự nhiệt tình thường thu hút khán giả. Tuy nhiên, bạn cũng
không nên nhiệt tình thái quá. Hầu hết mọi người đều không
thích những kiểu nói chuyện vồn vã hoặc cường điệu. Nhưng bạn
cũng không cần phải cứng nhắc và khô khan. Khi bạn nhiệt tình
hay thực sự đam mê đối với chủ đề của mình, đừng ngại thể hiện ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.