XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 136

134

XỨ ĐÀNG TRONG

Ít ra là một phần ba số hàng hóa được ghi trong bảng này

không phải do Đàng Trong sản xuất. Điều này không lạ là vì

từ đầu thế kỷ 17, cái hấp dẫn các thương gia đến Đàng Trong

hơn hết chính là vai trò “chuyển khẩu” của Đàng Trong nhờ

vị trí thuận lợi của nó về mặt địa dư và một thời việc buôn

bán trực tiếp giữa Trung Hoa và Nhật Bản bị cấm cản. Như

Antonio Bocarro, chủ ký sự của bang Ấn Độ, nhìn nhận năm

1635: “Vương quốc Cochinchina chỉ cách Macao một khoảng

cách như đã nói ở trên và ở đây lúc nào cũng có thể kiếm được

thuyền để đi đến các xứ khác”

1

. Vị trí thuận lợi này đã làm cho

Hội An trở nên phồn thịnh đến độ dân cư ở đây có thể gần như

hoàn toàn sống bằng thương mại. Thương gia họ Trần, người

Quảng Đông được nói đến trong Phủ biên, nhận định: “Ở đây

(Hội An) không có gì là không có”. Sự phong phú này là đặc

điểm của nền thương mại ở Đàng Trong trong các thế kỷ 17 và

18 và góp phần giải thích tại sao cảng chính của Đàng Trong

được đánh giá là “hơn hết tất cả các cảng khác của Đông Nam

Á” - Phủ biên tả: “Có đến hàng mấy trăm loại hàng được trưng

bày ở các chợ ở Hội An đến độ người ta không thể kể tên hết

được”

2

.

Cũng như Champa trước đó, Hội An phát triển với tính cách

là một trung tâm tập trung và phân phối hàng hóa. Nhưng cũng

như Champa, gần như từ đầu, Hội An còn xuất khẩu một số

sản phẩm của địa phương, đứng đầu là kỳ nam hương và vàng.

Kỳ nam hương là một thứ dầu quý chỉ một số nơi ở Đông Nam

Á có mà thôi. Đó là sản phẩm nổi tiếng nhất và quý nhất của

Champa. Năm 1600, kỳ nam hương đã được tả như sau: “kỳ

nam hương màu đen, có dầu và giá 50 cruzados một catty nơi

1 Boxer, C.R. Seventeenth Century Macau, trg. 27.
2 Phủ biên, quyển 3, trg.35a.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.