XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 210

208

XỨ ĐÀNG TRONG

phương hoặc 40, 50 nhà, mỗi nhà điền nô hoặc đến 50, 60 người,

trâu bò hoặc 300 đến 400 con...”

1

.

Phủ biên cũng cho thấy là việc mở mang các vùng đất phì

nhiêu ở hai huyện Bình Sơn và Chương Nghĩa thực hiện được,

một phần, là nhờ ở nô lệ người Thượng. Nguồn tư liệu này nói

là họ Nguyễn hồi đầu đã thiết lập được 72 địa điểm tại đây do

số tá điền mộ được từ miền núi. Tuy nhiên, trong bối cảnh này,

từ “mộ” có thể được hiểu theo nghĩa rộng, gồm cả những người

mua được hay bắt được và bị dùng làm nô lệ

2

.

Việc dùng người Thượng làm nô lệ này cũng còn để lại dấu

vết trong ngôn ngữ ở Đàng Trong. Từ “tôi” trong ngôn ngữ

Việt Nam có nghĩa là người phục vụ, như tôi con, tôi đòi, tôi tớ,

nhưng chỉ có “tôi mọi” là có nghĩa “nô lệ”

3

. Bởi vì, ở phía bắc,

từ Việt Nam được dùng để chỉ người Thượng là man chứ không

phải “mọi”, “tôi mọi” có thể là dấu vết do chế độ nô lệ ở Đàng

Trong để lại, đặc biệt là việc người Việt dùng người từ các vùng

cao làm nô lệ.

Các nguồn tư liệu của Việt Nam thường nói là nô lệ chủ yếu

được sử dụng trong nông nghiệp để giải quyết tình trạng thiếu

nhân lực tại Đàng Trong lúc ấy còn thưa dân. Nhưng người ta

cũng thấy tại phủ chúa có một số nô lệ. Theo Poivre, một công

chúa thường có từ 20 đến 30 người phục vụ, một ít binh lính và

một số “petits sauvages esclaves” (mọi nhỏ làm nô lệ)

4

... Tác giả

này cũng nhắc đi nhắc lại về “một bầy tôi người đa đen được

chúa sủng ái. Đây là một người Cao Mên, hay đúng hơn, một

người Lào” rất có uy quyền về mặt chính trị tại phủ

5

.

1 Phủ biên, quyển 6, trg. 243.
2 Phủ biên, quyển 2, trg. 82b.
3 Bùi Phụng, Tự điển Việt-Anh, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội, 1978, trg. 1135-1136.
4 Poivre,

Journal, trg. 429.

5 Poivre, Ibid, trg. 466, 474.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.