222
XỨ ĐÀNG TRONG
người Việt đã bỏ lại phía sau nơi chôn nhau cắt rún của họ và
giờ đây thường phải sống thành những nhóm nhỏ trong vùng
đất của người Chăm cũ, hẳn là đã cảm thấy nền văn hóa Chăm
vừa có những nét đẹp riêng vừa xa lạ khiến người ta phải e dè.
Trong một trạng thái tâm lý bất ổn, người Việt vừa bị lôi cuốn
nhưng đồng thời cũng cố gắng tìm cách thoát khỏi (hay thu
phục khi có thể) nền văn hóa xa lạ đã có ở đó trước khi họ đến
và thường là vẫn còn bao quanh họ.
Trong tình hình mới này, các nhà lãnh đạo họ Nguyễn cảm
thấy cần phải đưa ra một cái gì đó khác với tín ngưỡng của
người Chăm để củng cố các di dân người Việt về mặt tinh thần
và tâm lý. Không thể sử dụng Khổng giáo vì những khẳng định
cơ bản của Khổng giáo trực tiếp mâu thuẫn với vị trí của họ
Nguyễn bị coi là một chế độ ly khai và nổi loạn đối với triều
đình
1
. Tuy nhiên, họ Nguyễn lại không dám đi quá xa và không
dám tìm ra một giải pháp hoàn toàn khác biệt với truyền thống
của người Việt ở phía bắc. Trong những hoàn cảnh đó, Phật
giáo Đại Thừa đã cung cấp một giải pháp đáp ứng nhu cầu của
họ Nguyễn. Phật giáo, một mặt đẩy mạnh bản sắc dân tộc của
người Việt và mặt khác làm lắng động các mối lo âu của người
di dân mà không đặt lại vấn đề về tính hợp pháp của những
người cai trị.
Phật giáo Đại Thừa có khá nhiều các vị thần, do đó không
mấy xa lạ đối với người Chăm. Tiền biên nhiều lần cho biết là
vào giai đoạn đầu, các chùa Phật giáo thường được cất đặc biệt
trên nền cũ của các ngôi đền của người Chăm. Đôi khi chúa
cũng ra lệnh dời đền thờ của người Chăm đi nơi khác lấy chỗ
cất chùa cho người Việt
2
. Poivre ghi nhận vào năm 1750 là có
1 Mãi tới 1697, gần một thế kỷ rưỡi sau khi họ Nguyễn tới phía nam, họ mới cất được một đền Khổng
giáo.
2 Tiền biên, năm 1602, 1607, 1609, 1667, 1721.
www.hocthuatphuongdong.vn