224
XỨ ĐÀNG TRONG
đó khó mà có thể định rõ loại tôn giáo nào chiếm ưu thế ở Đàng
Trong”
1
.
Ở phía bắc, vào giữa thế kỷ 17, họ Trịnh đang bận rộn với
công việc chứng minh phẩm chất chính thống của mình bằng
việc “thanh luyện xã hội”. Ở Đàng Trong, một chính sách như
thế không thể áp dụng được cho dù họ Nguyễn có muốn đi
chăng nữa bởi vì chính xã hội cũng đã quá đa dạng để có thể
có chỗ cho tính chính thống, bên cạnh đó là vô số thần nam,
thần nữ, ma, quỷ... do cấu tạo về mặt dân tộc của dân cư, như
Lê Quang Nghiêm ghi nhận: “... người Việt Nam đã bị chi phối
rất nhiều bởi phong tục của người Chăm. Sống trong vòng ảnh
hưởng của bùa, phép, thư, ếm rất linh ứng, người Việt tự bắt buộc
phải theo các tục lệ hoặc phương thức thờ cúng của người Chiêm
Thành”
2
.
Tác giả nói là ngay vào đầu thế kỷ này, người Việt ở các tỉnh
Đàng Trong trước đây thường mời các thầy cúng người Chăm
tổ chức một nghi lễ gọi là cúng Dàng. Trong nghi lễ này, người
ta không dùng ly, đĩa, đũa và thìa mà chỉ dùng lá chuối. Điều
này cho thấy nghi lễ có gốc gác Chăm hoặc địa phương
3
. Phủ
biên cũng ghi nhận là những nghi lễ như Khai Sơn, Cầu Gió
và Kỳ Hoa cũng được cử hành theo lệnh của chính quyền địa
phương và được chính thức cấp tiền để tổ chức
4
.
Nhưng về mặt chính trị mà nói thì như thế vẫn chưa đủ. Họ
Nguyễn không chỉ phải tồn tại với sự đa dạng này mà còn phải
bảo đảm được vai trò lãnh đạo của họ trong xã hội. Do đó, họ
1 “Description of Cochinchina, 1749-50”, phần “Idol worship”.
2 Lê Quang Nghiêm bàn về việc thờ cúng Lỗ Lường (yoni nơi người Chăm, có nghĩa là bộ phận sinh dục
của nữ) và Bộ Đồ (linga) nơi người Việt ở Khánh Hòa. Lê Quang Nghiêm, Tục thờ cúng của ngư phủ
Khánh Hòa, Xuân Thu in lại, Los Alamitos, California, nd, trg. 110.
3 Ibid, trg. 73-75.
4 Phủ biên, quyển 4, trg. 9a, 10b, 11b, 25b, 41a.
www.hocthuatphuongdong.vn