XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 227

CUỘC SỐNG Ở ĐÀNG TRONG: HỘI NHẬP VÀ SÁNG TẠO 225

cũng khôn ngoan đủ để đem lại cho họ và chính thể của họ

một sắc thái địa phương sâu đậm. Dưới cái nhìn của Wolters,

tại Đông Nam Á, “địa vị vua có tính cách duy nhất chỉ bởi vì

đó là một địa vị có tính cách tôn giáo”

1

. Các hành động của họ

Nguyễn trong thế kỷ 17 là nhằm khẳng định gốc gác này, bởi

vì chúng ta thấy là họ đã mau chóng tự xưng mình là Chúa

Tiên hoặc Thiên Vương

2

, trong trường hợp của Nguyễn Hoàng,

Nguyễn Phúc Trăn và Nguyễn Phúc Khoát, hay chúa Sãi, trong

trường hợp của Nguyễn Phúc Chu. Đại Sán, tu sĩ Phật giáo

người Trung Hoa được nói đến trong các chương trước, vào

năm 1695, đã quan sát thấy cung điện của Nguyễn Phúc Chu

được trang hoàng với cờ Phật giáo, trướng, cá gỗ và những quả

chuông lộn ngược, giống như một ngôi chùa Phật giáo vậy

3

.

Làm như thế, họ Nguyễn muốn cho người ta hiểu rằng ở Đàng

Trong, họ kết hợp quyền tôn giáo và quyền bính của nhà vua.

Họ Nguyễn không chỉ đặt bản sắc quốc gia và văn hóa Việt Nam

nơi dòng họ cầm quyền, họ còn cho dân địa phương thấy là họ

tiêu biểu cho quyền hành cao nhất trong vùng. Trong quá trình

này, họ đã vạch ra một con đường phân ranh rất đậm nét giữa

họ và họ Trịnh ở phía bắc vẫn còn chấp nhận quan niệm của

Khổng giáo cho rằng vua chỉ có thể là con trời chứ không phải

là trời

4

. Dù có ý hay không, việc họ Nguyễn chấp nhận những

chỉ dấu bên ngoài của địa phương khẳng định nguồn gốc thánh

1 Wolters. O.W., History, Culture, and Religion in Southeast Asian Perspectives, Singapore, 1982, trg.

19.

2 Theo

Việt Nam khai quốc chí truyện, cả Nguyễn Phúc Tấn lẫn Nguyễn Phúc Trăn đều được người

Khmer gọi là Nam Thiên Vương. Xem Việt Nam khai quốc chí truyện, trong bộ Tiểu thuyết và truyện
kể của Việt Nam được viết bằng Hán văn, tập 4, Ecole Francaise d’Extrême-Orient and Student Book
Co.Ltd, Paris-Taipei, 1986, trg.300. Chắc chắn đó không phải là những từ trong ngôn ngữ Khmer,
nhưng nó xác nhận cách tự xưng hô của họ Nguyễn.

3 Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, trong Thập thất thế kỷ Quảng Nam chi tân sử liệu, do Trần Kính Hòa xuất

bản, Trung Hoa tùng thư biên tỉnh ủy viên hội, Đài Bắc, 1960, trg. 15.

4 Tạ Chí Đại Trường, Thần, người và Đại Việt, Văn nghệ Press, California, 1989, trg. 220-223.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.