PHỤ LỤC
253
“Vua” ở đây không ai khác là con trai của chúa Hiền, hay có
lẽ là vị quan lớn ở Hội An.
Lý do khiến vị “vua trẻ” hay quan lớn có quyền thế như vậy là
vì ông có quyền cấp “châu ấn” của Đàng Trong cho tàu từ ngoài
vào. Chúng ta thấy nói đến sự kiện này trong Nhật ký của Ed.
Saris, người đã tới Đàng Trong cùng với Adams năm 1617: “Tôi
được ngài (nhà vua) cấp cho goshuin (ngự châu ấn) hay Chope
của ngài, tức con dấu để tới đây cùng với tàu hằng năm hoặc
thiết lập một cơ sở ở bất cứ nơi nào trong vùng dưới quyền ngài
và ngài sẽ che chở tôi”
1
. Đông Tây Dương khảo, một công trình
nghiên cứu về các nước Đông Nam Á được viết vào thế kỷ 17
ở Trung Hoa, cũng xác nhận sự hiện hữu của loại goshuin này.
Tài liệu này viết:
“Viên trấn thủ Quảng Nam đứng đầu hết tất cả các tiểu địa
hạt trong vùng, còn mạnh hơn cả Đàng Ngoài. Tân Châu (Qui
Nhơn) và Đề Gi (hải cảng Đề Gi, trong tỉnh Phú Yên), tất cả đều
triều cống cho Quảng Nam. Tàu đến Xin-chou và Ti-yi để buôn
bán phải bỏ ra nhiều ngày để đến Quảng Nam nộp thuế ở đó.
Trấn thủ Quảng Nam cũng ban thẻ gỗ cho các thương gia. Trước
tấm thẻ gỗ này, người ta luôn luôn phải cúi chào rồi mới được
đi, không ai dám gây nên một tiếng động. Danh tiếng của Quảng
Nam quả gây ấn tượng thực sự”
2
.
Theo các báo cáo trên đây thì sự khác biệt chính giữa châu
ấn của Nhật và của Đàng Trong là ở chỗ goshuin của Nhật được
cấp cho tàu vượt biển trong khi “thẻ gỗ” ở Đàng Trong được cấp
cho tàu đến từ bên ngoài
3
.
1 The Log-Book, trg. 104.
2 Đông Tây dương khảo, Trung Hoa thực lục, Bắc Kinh, 1981, trg. 20.
3 Theo
Phủ biên, người dân ở Đàng Trong cũng phải có một loại chứng nhận nào đó nếu họ muốn tới
đồng bằng sông Cửu Long buôn bán. Nhưng họ phải xin chứng nhận ở Thuận Hóa. Xem Phủ biên,
quyển 2, trg. 90a.
www.hocthuatphuongdong.vn