VÙNG ĐẤT MỚI 35
tìm thấy nhiều trường hợp tương tợ cho thấy người Việt Nam
đã từ bắc đi dần xuống phía nam như thế nào. Một ví dụ khác là
gia đình Phạm Đăng Hưng, một viên chức cao cấp của triều Gia
Long, theo như được ghi lại trong Đại Nam Liệt Truyện Chính
Biên. Tổ tiên của ông đã đem toàn bộ gia đình rời khỏi miền Bắc
sau khi Nguyễn Hoàng thiết lập được quyền bính ở Thuận Hóa.
Đầu tiên, họ dừng lại ở huyện Vũ Xương trong tỉnh Quảng Trị
ngày nay, sau đó, đi sâu xuống phía nam, tới tận huyện Hương
Trà (tỉnh Thừa Thiên). Ông cố của ông sau đó còn đưa gia đình
đi xa hơn nữa về phía nam, tới vùng Quảng Ngãi. Và cuối cùng,
ông nội của ông đã tới tận Gia Định
1
.
Miền Nam luôn là mảnh đất của những giấc mơ về một cuộc
sống tốt đẹp hơn, là một ngõ thoát đối với người Việt thời bấy
giờ. Qua việc so sánh Đại Nam Liệt truyện tiền biên và Đại
Nam chính biên liệt truyện sơ tập, chúng ta có thể thấy rằng các
thành phần nòng cốt của chính quyền chúa Nguyễn phần lớn
xuất thân từ Thanh Hóa, trái lại, các thành phần nòng cốt của
chính quyền Gia Long lại là những người thuộc các gia đình đi
từ miền Trung xuống phía nam. Ngay cả hoàng tộc Lê, một gia
đình có lẽ không đuổi theo giấc mộng nói trên, cũng đã tham
dự vào cuộc Nam tiến này mà không hay. Vào năm 1833, sau
cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương, Minh Mạng truyền đưa họ từ
Thanh Hóa tới Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, tới sống
tại một nơi lưu đày hiu quạnh, ở đó họ còn bị cấm không được
liên lạc với nhau
2
. Nhà ngữ học Việt Nam Lê Ngọc Trụ, chẳng
hạn, thuộc dòng họ đã bị chỉ định nơi cư trú này
3
.
1 Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 5, trg.1071.
2 Xem Nguyễn Huyền Anh, Việt Nam Danh Nhân Từ Điển, Khai Trí, 1967, tr.123.
3 Gia phả của học giả Lê Ngọc Trụ (1909-1979), do học giả Dã Lan (Nguyễn Đức Dụ), soạn và đã có nhã
ý tặng tôi một bản năm 1990.
www.hocthuatphuongdong.vn