34
XỨ ĐÀNG TRONG
1725) và Nguyễn Cư Trinh, một nhân vật nổi tiếng khác của
thời Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765)
1
. Và như chúng ta cũng
đã biết, tổ tiên của anh em Tây Sơn cũng là người Nghệ An.
Một yếu tố thuận lợi khác cho việc khai thác vùng đất mới
với quy mô lớn hơn, đó là vai trò của các nhóm gia đình. Truyền
thống của người Việt Nam trong việc duy trì tính chất đại gia
đình đã đóng một vai trò quan trọng trong việc di dân xuống
phía nam. Truyền thống này khuyến khích người di dân đi theo
từng nhóm cùng huyết thống hay họ tộc hơn là đi lẻ tẻ từng cá
nhân riêng rẽ hay từng gia đình nhỏ. Theo một tấm bia do một
gia đình họ Lê ở xã Cẩm Phố ở Hội An dựng, thì tổ tiên của gia
đình họ Lê này đã đến đây ít lâu sau khi Đức Gia Ngu hoàng
đế (Nguyễn Hoàng) mở đất Thuận Quảng. Họ từ phía bắc đến,
nhưng không biết đích xác từ tỉnh nào. Họ cùng đi với ba dòng
họ khác, họ Hoàng, họ Trần và họ Nguyễn
2
.
Khuynh hướng này đã dẫn đến sự kiện là một số xã mang
tên một số dòng họ, như chúng tôi đã nói trên đây.
Không có mấy gia đình đi thẳng từ phía bắc sâu xuống phía
nam. Trường hợp điển hình của cuộc di dân có lẽ là gia đình
của Đoàn Hữu Trưng (người cầm đầu cuộc nổi dậy năm 1866),
thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Theo gia phả của dòng
họ này thì tổ tiên của họ hồi đầu vào thời nhà Lê đã từ Thanh
Hóa hay Nghệ An đi xuống phía nam. Thoạt tiên, họ tới Quảng
Bình và thành lập một làng có tên là Chuồn và dừng lại ở đây
một “thời gian dài”. Đoạn họ đi tiếp xuống phía nam tới Thừa
Thiên. Ngôi làng họ lập nên ở đây có tên là Chuồn Ngọn và làng
Chuồn ở Quảng Bình được đặt tên lại là Chuồn Gốc
3
. Chúng tôi
1 Tiền biên, trg. 251.
2 Xem Nguyễn Chí Trung, “Bước đầu”, trg.35.
3 Danh nhân Bình Trị Thiên, quyển 1, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1986, trg.128-129.
www.hocthuatphuongdong.vn