32
XỨ ĐÀNG TRONG
Bia cho thấy là một số binh lính, sau khi chiến tranh kết thúc,
đã ở lại trên vùng đất mới chiếm được. Tuy nhiên chúng ta lại
không có con số chắc chắn về số người đã ở lại này, vì nguồn
tư liệu không cho biết đạo binh có bao nhiêu người
1
.
Cũng vậy, một số nông dân miền Bắc đã không bỏ lỡ cơ hội
để có một mảnh đất trên vùng đất mới sau chiến thắng quân sự.
Theo một gia phả ở làng Cẩm Nam, Hội An, thuộc họ Hoàng,
thì tổ tiên của họ là người Bắc. Vào thời Hồng Đức, vua nước
Việt bắt được vua Champa, tổ tiên của họ đã lợi dụng tình hình
thuận lợi này để định cư ở đây
2
.
Các nguồn tư liệu trên đây cũng còn cho thấy là mặc dù đất
Quảng Nam đã chính thức rơi vào tay người Việt Nam vào năm
1402, nhưng người Việt Nam, cho tới năm 1471, vẫn chưa thực
sự kiểm soát được vùng đất này.
Cứ cho là đã có một số người Việt di chuyển từ miền Bắc
xuống miền Nam vào thời kỳ giữa thế kỷ 12 và 15, những người
này cũng mới chỉ định cư theo từng nhóm rải rác. Người Chăm
không bao giờ từ bỏ ý định chiếm lại vùng đất này và nhà Lê
cũng không tỏ ý định sẽ tìm cách tiến xa hơn nữa. Đối với Lê
Thánh Tông, vùng đất chiếm được vào năm 1471 có vẻ như
là vùng đất cuối cùng được chiếm cứ. Khi chiến tranh chấm
dứt, nhà vua đã ra lệnh khắc vào núi Thạch Bi, gần đèo Cả,
một thông tri để khẳng định rằng đây là vùng đất cố định và
là ranh giới cuối cùng giữa người Chăm và người Việt: “Chiêm
Thành qua đấy, quân thua nước mất, An Nam qua đấy, tướng
chết quân tan”.
1 Theo
Toàn thư, có 700.000 binh lính đi đánh người Chăm. Nhưng Cương mục thì lại nói trước 1471
đạo binh chỉ có 167.800 binh lính. Cho dù Lê Thánh Tông có mộ nhiều binh lính hơn để đi đánh
Champa (260.000, theo Toàn thư), số binh lính của toàn đạo quân có thể không bao giờ vượt quá con
số 200.000. Sau chiến tranh, phần lớn đã trở về lại phía bắc. Tuy nhiên, nếu khoảng 5.000 người ở lại
thì cũng đã có một ảnh hưởng đáng kể lên tình hình dân số và chính trị.
2 Nguyễn Chí Trung, “Bước đầu”, trg.33.
www.hocthuatphuongdong.vn