VÙNG ĐẤT MỚI 31
tên xã ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị có thể cho chúng ta biết
được chút ít về lịch sử của họ. Theo Phan Khoang thì một số tên
xã trong vùng Minh Linh ngày nay được viết trong Ô châu cận
lục là “xã Phan xá”, theo tiếng Nôm ngày nay có nghĩa là nhà
Phan (dòng họ Phan), “xã Ngô xá” là nhà Ngô (dòng họ Ngô).
Do đó, các tên gọi này có thể gợi lên cho thấy người di dân hồi
đó đã sống theo từng nhóm cùng huyết thống hoặc dòng họ
1
.
Điều lạ là những tên gọi kiểu này không hề thấy ở phía bắc vùng
Minh Linh, nhưng lý do tại sao thì không rõ. Cadière cho rằng
người Việt từ phương Bắc xuống phía nam vào thế kỷ 12, đã
không dừng lại ở phía bắc Bố Chính mà đã đi thẳng tới Lâm
Bình (vùng Lệ Thủy ở Quảng Bình) vì đất đai ở đây phì nhiêu
hơn. Cadière còn thêm là Bố Chính cho đến triều vua Lê Thánh
Tông còn là một vùng chưa được khai khẩn
2
.
Nếu những dấu vết của cuộc Nam tiến vào thế kỷ 12 còn mù
mờ thì ngược lại, gia phả của một số dòng họ tại vùng Quảng
Nam và Quảng Ngãi đã cho chúng ta thấy rõ hơn rất nhiều lịch
sử của cuộc Nam tiến vào giai đoạn sau khi vua Lê Thánh Tông
chiến thắng người Chăm vào năm 1471. Chẳng hạn, một tấm
bia của dòng họ Trần tại xã Cẩm Thanh ở vùng Hội An cho biết:
Vào thời Hồng Đức (1470-1497), ông tổ của dòng họ này đã
được chiêu mộ từ Thanh Hóa đi đánh giặc trên đất Chiêm
Thành cùng với gia đình. Vì ông đánh giặc giỏi, nên ông được
phép ở lại vùng Quảng Nam. Ông đã khám phá ra một con
sông lớn đổ ra biển
3
, ông liền mộ dân tới lập làng ở đấy. Bia
này được dựng vào ngày 10-01-1498
4
.
1 Phan Khoang, Việt Sử Xứ Đàng Trong, trg. 54.
2 Cadière, L., “Geographie historique de Quảng Bình d’apres les annales impériales”, BEFEO, tập 2,
1902, trg. 66.
3 Rất có thể là sông Thu Bồn.
4 Xem Nguyễn Chí Trung, “Bước đầu”, trg.32.
www.hocthuatphuongdong.vn