XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 45

VÙNG ĐẤT MỚI 43

Tới đây, chúng ta thử tìm hiểu kích thước của một làng mẫu

ở Việt Nam. Năm 1931, Gourou cho rằng làng ở Bắc bộ trung

bình có số dân từ 500 đến 2.100. 97 làng lớn nhất của tỉnh Hà

Đông và Hà Nam Ninh có từ 4.000 đến 5.000 dân mỗi làng

1

.

Làng ở Thanh Hóa và Nghệ An không lớn như vậy nên chúng

tôi lấy con số trung bình là từ 500 đến 2.000 người mỗi làng.

Báo cáo của xã Võ Liệt nói tới trên đây cho thấy cách tính này

là đúng. Báo cáo nói là số người phải nhập ngũ được ấn định

cho xã là 87 người. Theo điều lệ của nhà Lê thì tại hai vùng

Thanh Hóa và Nghệ An, cứ 5 đinh thì một người phải nhập

ngũ. Chúng ta cũng nên nhớ là những người đã từng đứng

đầu làng, những người đã từng ra làm quan và những người

đã từng đi thi cử trong làng của người Việt Nam trước đây đều

được miễn nghĩa vụ quân sự. Tại xã Võ Liệt, người ta tính có

44 người thuộc loại này. Như thế, một làng có 87 người phải

nhập ngũ thì hẳn là phải có khoảng 440 đinh hay hơn nữa. Và

nếu một làng có khoảng 500 đàn ông thì tổng số dân trong làng

ít ra phải là 2.000, bởi vì chúng ta nên nhớ là số đàn ông trong

làng thường cao hơn số người đăng bộ và dĩ nhiên là người ta

không tính số đàn bà và trẻ em.

Và hẳn là chúng ta sẽ phải sửng sốt khi được biết là giữa các

thập niên 1730 và 1750, 15% số làng tương tợ đã không còn tồn

tại. Cương mục viết

2

:

“Từ các năm 1735-1739, cả vùng lâm vào tình trạng rối loạn,

đặc biệt ở vùng Hải Dương. Tại đây, người dân chẳng trồng trọt

được gì và đã ăn hết số thóc gạo dự trữ. Tình hình ở Sơn Nam

có khá hơn một chút, do đó, các con đường dẫn tới đây đều đông

nghẹt những kẻ ốm đói. Giá gạo tăng đến độ 100 tiền không đủ

1 Gourou, quyển 1, trg. 162.
2 Cương mục, quyển 7, trg. 3523.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.