XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 99

CÁC THƯƠNG GIA NƯỚC NGOÀI 97

Như bảng danh sách này cho thấy, Đàng Trong đang trở thành

một địa chỉ quen thuộc vào cuối thế kỷ 16.

Việc buôn bán với Đàng Trong còn gặp thuận lợi trong việc

nhà nước Trung Hoa thay đổi chính sách về ngoại thương. Sau

khi có lệnh cho phép, vào năm 1567, tàu bè qua lại và buôn bán

tại các nước Đông Nam Á, nhiều ghe mành của người Trung

Hoa tới buôn bán ở vùng biển Đông. Theo Thuyền xa binh chế

khảo, một thập niên sau, tức năm 1577, 14 ghe mành chở đồng,

sắt và đồ sành sứ từ Phúc Kiến tới Thuận Hóa để bán

1

. Tất cả

các tài liệu đều cho thấy Đàng Trong của họ Nguyễn đã bắt đầu

có những quan hệ thương mại đều đặn với các nước láng giềng

vào giữa những thập niên 1550 và 1570 là muộn nhất.

Tuy nhiên, năm 1600 đã đánh dấu một bước ngoặt khi

Nguyễn Hoàng từ phía bắc trở về và quyết định thiết lập càng

nhiều quan hệ với các nước có nền ngoại thương càng tốt. Lo

lắng về mối thù địch của phía bắc, ông nghĩ rằng vị trí của chính

ông và hai vùng Thuận Hóa và Quảng Nam sẽ lâm nguy nếu ông

không đảm bảo nổi nguồn tài nguyên và dự trữ từ một nơi nào

đó để đối phó với hiểm họa đang đến. Ông đã tìm thấy giải pháp

cho những suy tính của ông trong việc đẩy mạnh nền thương

mại với các thương gia nước ngoài. Và các thuyền mang châu

ấn của Nhật Bản đã là một phương thế trong tầm tay của ông.

Nền thương mại Nhật Bản đã đem lại cho Đàng Trong và họ

Nguyễn niềm hy vọng ở tương lai. Chúng ta thử tìm hiểu mối

quan hệ có tầm quan trọng lớn lao này.

1 Trích dẫn theo Trần Kính Hòa, “The Chinese street in Hội An and its trade in the 17th to 18th centuries”,

Tân Á Học Báo (New Asia Journal), quyển 3, No.1, Hong Kong, 1960, trg. 279.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.