thấy chỉ còn có thể xảy ra một trong hai tình huống: tai nạn hoặc bị thủ tiêu.
Chỉ vậy mới có thể khiến con trai không gọi điện về mẹ mình.
Rồi những ngày tiếp theo cũng thế. Những thành viên khác trong gia đình
cũng chẳng nhận được bất cứ tin tức gì của Philip, không điện thoại, không
thư từ. Ai nấy đều ngày càng lo ngại.
Sau hai tuần, tin chắc đã xảy ra tai hoạ, bà Josephine Timfield đến trụ sở
cảnh sát Seattle. Sau hơn hai giờ chờ đợi, bà gặp trung uý Lionel de Smith,
trình bày sự việc và kết luận: “Con trai tôi đã bị giết chết. Các ông phải điều
tra xem thử ai là thủ phạm.”
Nhưng trung uý Smith chỉ đơn giản cho rằng chàng thanh niên kia đã lơ
đãng hoặc quá bận với công việc mới nên quên không gọi điện thoại về nhà.
Đơn giản vậy thôi. Ông trấn an:
— Rất tiếc tôi không thể làm gì hơn, thưa bà. Nếu bà có tin gì mới, hãy
cho tôi biết ngay và khi ấy chúng tôi sẽ có hành động thích hợp. Giờ xin tạm
biệt bà.
Mấy bữa sau, với vẻ mặt lo ngại khiến bà như già thêm hàng chục tuổi,
Josephine Timfield có Ann Lurmond, hôn thê của Philip tháp tùng, trở lại
đồn cảnh sát. Lần này bà cầm theo tờ báo Seattle News có đăng mẩu rao vặt
khiến Philip sang Canada: “Việc làm cho người độc thân có xe hơi, tự do đi
lại. Lương khởi điểm 1.800 USD mỗi tháng.” Nhưng hỡi ơi, lại một lần nữa
trung uý Smith không thể làm gì hơn. Ông còn khuyên bà nên trực tiếp đến
toà soạn báo Seattle News.
Nhưng trưởng ban biên tập tờ báo đáp lời bà… trớt huơ: “Chúng tôi
không thể cho phóng viên điều tra, trừ phi cảnh sát mở hồ sơ.” Cả hai người
phụ nữ chỉ biết bật khóc vì giận và vì thất vọng.
Thêm một tuần nữa lặng lẽ trôi qua, và bỗng nhiên, giữa lúc vừa thất vọng
vừa buồn rầu, có tình tiết mới: điện thoại reo vang tại nhà Josephine
Timfield. Đó là giọng Ann Lurmond, đầy xúc động và phấn khích: “Má ơi,
con vừa thấy chiếc xe hơi của anh Philip lúc đang ngồi trên taxi. Con biết
chắc là xe của ảnh nhờ một vết trầy nhỏ ở giảm sốc sau xe khi chúng con đi
pic-nic hồi tháng trước.” Nhưng không chỉ nhiêu đó. Ann thở gấp, tiếp tục