Nếu như nhận thức có nghĩa là sự chỉ dẫn , tức là những gì chúng ta học
được từ chính bản than mình – qua kinh nghiệm và kiến thức – thì sự tĩnh
lặng sẽ hướng chúng ta tới những cái khác , vượt xa và nằm ngoài bản thân
chúng ta.
Cách của mình là đặt câu hỏi với người Người- thầy-khôn-ngoan-trong-
mình rồi sau đó im lặng và thật tĩnh tâm , để có thể nghe và cảm nhận được
điều gì đang đến với mình , bên trong mình.
Chuyện này cũng giống như việc một người đang cầu nguyện hay thiền
vậy – Chàng trai tự nhủ - Cũng có nhiều người không làm vậy mà họ lại tìm
đến thiên nhiên và hoà mình vào chúng , để cho tâm hồn trở nên tĩnh lặng.
- Cách mà cậu suy nghĩ và tìm ra hướn gđi cho mình có một ảnh
huorng rất lớn đến quyến định của cậu. Những lần phải quyết định một điều
gì đó, mình cũng hay tự hỏi rằng: “Mình đang quyết định dựa trên nỗi sợ hãi
hay sự trầm tĩnh? ” Nghĩ đến sự trầm tĩnh , mình lại nghĩ đến ý nghĩa sâu xa
của nó , xuất phát từ gốc Hy Lạp, nghĩa là sức mạnh từ bên trong.
-Cũng giống như câu “Tất cả nỗi sợ đều xuất phát từ sự từ bỏ sức mạnh
bên trong” , phải không?
- Hay lắm! đúng như vậy đấy! Có rất nhiều người hay thắc mắc, rằng
làm sao tôi luôn có thể giữ được sự trầm tĩnh , nhất là khi phải làm việc trong
một môi trường khá căng thẳng và nhiều áp lực như vậy. đó là bởi vì mỗi lần
quyết định điều gì đó , tôi luôn biết lắng nghe trực giác của mình và làm theo
những gì mà nó chỉ bảo. Trong những vấn đề quan trọng cũng thế. Tôi làm
theo “Người thầy” của mình.
Vậy, cuối cùng cậu định sẽ làm gì? Cậu có dịnh
sử dụng trực giác và “Người thầy khôn ngoan của mình” trong mỗi lần
quyết định không?
Nhưng mà thôi , cậu cứ làm theo cách của mình. Tuỳ vào cậu hết mà.
Peter xoay câu chuyện sang hướng khác:
-Thế cậu đã quen với cái gọi là Tác động kép có trong con người của cậu
chưa? Và cả cách mà chúng giúp cho cậu làm rõ vấn đề nữa?
73