-Cháu muốn học cách đưa ra những quyết định tốt nhất cho cuộc sống của
mình ạ.
Khi nói ra điều này, chàng trai cảm thấy hơi bối rối vì chàng thậm chí còn
chưa định nghĩa được thế nào là tốt nhất nữa.
Vị trưởng đoàn nói:
-Thật ra, không nhất thiết lúc nào cũng phải tìm được những quyết định
tốt nhất đâu. để có được kết quả tốt hơn, chúng ta chỉ cần đưa ra những quyết
định tốt hơn thôi. Nếu như chúng ta liên tiếp đưa ra những quyết định tốt
hơn, cái sau tốt hơn cái trước, thì cuối cùng ta sẽ có đước điều ta cần. Ta hy
vọng cậu cũng sẽ thấy thế.
Chàng trai cảm thấy bớt căng thẳng:
-Nhưng ông cho cháu hỏi, thế nào là một quyết định “Tốt hơn” ạ
-Là quyết định khiến chúng ta cảm thấy sẽ đi đến một kết quả tốt hơn. Ở
đây, không phải bản thân quyết định làm chúng ta hài lòng mà cách đưa ra
quyết định và kết quả của nó khiến chúng ta thoải mái. gì với tâm trạng tốt,
chúng ta thường nhận được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, để làm
được điều đó, chúng ta phải tự vấn mình bằng hai câu hỏi. Bí quyết cả đấy!
-Vị trưởng đoàn nháy mắt tinh nghịch. Rồi ông nói tiếp:
-Tôi đoán là nhiều lúc cậu có cảm giác mình chưa quyết tâm làm một việc
gì đấy đến cùng hoặc thường ra quyết định nửa vời hay vẫn tiếp tục thực
hiện quyết định đó khi trong lòng cậu xuất hiện cảm giác mơ hồ, bất an
Nhiều người khác cũng giống như vậy.
Chúng ta có thể thay đổi thói quen này. Vấn đề là phương pháp thực hiện.
Cậu sẽ gặp rất nhiều người trong chuyến đi này. Họ đã học được một
phương pháp quyết định vấn đề rất hiệu quả: Tự vấn mình bằng hai câu hỏi,
một câu dành cho lý trí trả lời, còn câu kia hãy để cho con tim của mình lên
tiếng. điểm đặc biệt là cậu chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không” cho hai câu
hỏi đó mà thôi. Chính vì thế, phương pháp này còn được người ta gọi là
“Phương pháp có hoặc không”.
Chàng trai trẻ vội hỏi ngay:
8