con cái cũng khiến chúng tôi phải bận tâm hay cũng có
những lúc gia đình không được hòa hợp. Nhưng đối với tôi,
cùng gia đình vượt qua khó khăn chính là cơ hội, thử thách
để rèn luyện bản thân mình.
Tôi và vợ tôi không cùng quốc tịch, tôi là một người
Nhật Bản và vợ tôi là một người Mỹ, chính vì vậy chúng tôi
đã gặp rất nhiều khó khăn. Hồi đầu, giữa chúng tôi chưa có
sự ăn ý nên cả hai phải cùng nhau cố gắng nỗ lực hết mình.
Ví dụ, khi có bạn bè đến chơi nhà, vợ tôi hỏi người bạn
đó có dùng trà không. Nếu họ trả lời chung chung, có phần
mơ hồ không rõ ràng thì vợ tôi không biết phải ứng xử thế
nào, bởi vợ tôi không thể hiểu được và đã buồn phiền rất
nhiều. Giữa chúng tôi có nhiều khác biệt về văn hóa, về môi
trường giáo dục, hay có những cái là thương thức đối với
người này nhưng lại không phải đối với người kia... Tuy
nhiên, nếu cho đó là cơ hội giúp bản thân trưởng thành hơn
thì đó sẽ là cơ hội trưởng thành không chỉ trên từng khía
cạnh mà trên cả bình diện lớn.
Tôi luôn cho rằng gia đình là khởi nguồn của tất cả.
Nếu chúng ta không xây dựng được một gia đình khiến bản
thân có thể hài lòng thì dù những phương diện khác có hoàn
hảo đến đâu đi chăng nữa chúng ta cũng bị xem là kẻ thất
bại. Kể cả bạn có một công ty riêng hay là tác giả có nhiều tác
phẩm ăn khách thì mọi thứ cũng hoàn toàn vô nghĩa.
Vợ tôi cũng có cùng quan điểm coi trọng gia đình như
tôi. Mỗi khi tranh luận với tôi, thường là cô ấy thua. Sau hơn