vẹn mười, nhưng có thể lấy đó là thước đo để yên tâm vượt
vũ môn trong tiếng thở phào nhẹ nhõm.
Trẻ càng giỏi ở trường, tương lai càng đáng lo
Bước vào thế kỷ XXI, con người hầu như không biết tự
mình xoay xở thế nào cho ổn, nói cách khác đây là "thời kỳ
khó khăn, thời kỳ chưa tìm thấy câu hồi đáp". Điều này được
thể hiện rõ ràng qua thể chế chính trị phức tạp, qua những
nét mặt mệt mỏi thường ngày của những doanh nhân trong
các khu thương mại hay nhà máy, xí nghiệp trên đất nước
này Ngoài ra đây cũng là thời kỳ mà “mô hình thành công''
thoắt cái đã trở nên hỗn bại, "kết quả của các đáp án luôn bất
ngờ thay đổi xoành xoạch.
Để có thể tồn tại trong một xã hội như thế, người tài
giỏi dĩ nhiên không phải là những người ngồi học thuộc
lòng theo "khuôn mẫu", mà là người dù gặp bất cứ tình
huống nào cũng tự mình suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời phù
hợp với hoàn cảnh, có thể truyền tải, tác động những suy
nghĩ của mình đến những người xung quanh. Nếu được dạy
và học một cách máy móc thì tất yếu trẻ sẽ không bao giờ trở
thành những người tài giỏi. Nếu đơn giản "Dạy học là sự
truyền đạt kiến thức từ thầy sang trò", mà không dạy trẻ
"Khả năng nắm bắt vấn đề", "Năng lực phán đoán", "Khả
năng truyền đạt" thì sẽ thui chột khả năng của trẻ trong
tương lai.
Trên thực tế, chế độ giáo dục của Nhật Bản ngày nay
chỉ biết cho trẻ học thuộc lòng những gì được viết sẵn trong