Martin có lẽ đã mai một, bởi vì anh đếm sai số mảnh ghép và sai khi nghĩ là
không thể ghép tranh được. quả là một khởi đầu đáng lo cho giả thuyết của
tôi. May thay, tất cả những người khác đều hành xử theo đúng tiên đoán của
tôi. Craig, Sam, Brenda không may, tất cả đều bỏ cuộc khi chưa được tới hai
phút. Trong khi Bernard và Peter may mắn vẫn tiếp tục lâu hơn. Thực tế, sau
nửa giờ mà không ai trong số họ có ý định dừng lại. tôi đi vào phòng và hỏi
xem họ có muốn bỏ cuộc không. Cả hai đều yêu cầu thêm thời gian. Cuối
cùng tôi quyết định cho họ nghỉ và hỏi xem họ định sẽ tiếp tục trong bao lâu,
cả hai đều nhất quyết bảo rằng họ sẽ làm cho đến chừng nào ghép xong bức
tranh mới thôi, bất kể trong bao lâu.
Nghiên cứu của tôi cho thấy niềm mong chờ của người may mắn và người
không may chịu trách nhiệm cho việc đạt được hay không đạt được hoài bão
của họ. người không may mong chờ mọi việc tiến triển xấu, nên thường đầu
hàng trước khi bắt đầu và hiếm khi quyết chí đối mặt với thất bại. người may
mắn trông đợi sự việc diễn ra tốt đẹp nên nhất quyết thực hiện mục tiêu của
mình, cho dù cơ hội thành công rất mong manh. Sự khác biệt này thật sự dẫn
đến nhiều biến cố may mắn hoặc không may trong cuộc đời họ. niềm mong
chờ của họ cũng làm nên sự khác biệt giữa họ thi rớt hay thi đậu, thành công
hay thất bại, có tìm được ý trung nhân hay không.
Nguyên tắc phụ 3
Người may mắn mong chờ mối quan hệ của mình với người khác sẽ may
mắn và thành công.
Cho đến lúc này tôi đã mô tả tác động của niềm mong chờ vào tương lai
lên suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người may mắn và người không may.
Tôi cũng đã chỉ ra người may mắn có khuynh hướng quyết tâm thực hiện mục
tiêu của mình hơn và bền gan chống chọi thất bại hơn như thế nào. Nhưng
vẫn còn một mảnh ghép cuối cùng mới hoàn tất bức tranh, một loại tiên tri đạt
ước nguyện nữa, giải thích tại sao may mắn thường đạt được những điều
mình muốn trong đời trong khi người không may lại không – đó là cách họ
hành xử với người khác và cách người khác phản hồi lại họ.
Ý kiến này một lần nữa được minh họa bằng một ví dụ đơn giản. hãy
tưởng tượng, bạn sắp sửa có một cuộc hẹn “mù”. Bạn đồng ý hẹn gặp một anh
chàng tại nhà hàng, bạn không biết mặt anh ấy, nhưng người làm mai bảo
rằng đó là một cuộc hẹn thân thiện, cởi mở. chúng ta hãy phân tích những
niềm mong chờ này ảnh hưởng đến hành vi của bạn như thế nào.
Tưởng tượng, bạn bước vào nhà hàng, tìm đúng bàn như đã hẹn gặp. một
loạt những diễn biến xảy ra cực kỳ nhanh. Đầu tiên, vì bạn mong chờ là cuộc
hẹn sẽ thân thiện, nên bạn cảm thấy vui và cười nhiều. thứ hai, anh chàng kia
thấy bạn mỉm cười nên đinh ninh là bạn vui thật sự khi gặp anh ấy. thứ ba,