“Tôi rất nhạy cảm với những phần mở đầu của các bài diễn văn và cách
thức mọi người thiết lập mối quan hệ với khán giả trước khi đi vào nội dung
chính. Rất nhiều người không giỏi nói chuyện trước đám đông và họ không
biết làm sao để bắt đầu buổi nói chuyện của mình. Họ thường nghĩ ra điều
gì đó có vẻ giả tạo, như kể một câu chuyện vui chẳng hạn. Kiểu này không
thể hiện sự chân thật. Nếu diễn giả thiết lập được một cơ sở có thực cho
việc trao đổi này và tạo được một mặt bằng chung, nó sẽ giúp hình thành
một bệ phóng thực sự cho sự trình bày của mình.” - Geoffrey Moore, tác giả
và chuyên gia về tiếp thị.
Bài học về quả táo và quả lựu
Trong quyển Selling the Invisible , chuyên gia tiếp thị Harry Beckwith đã
viết về một cuộc nghiên cứu có tính chất củng cố cho chương này. Khi mọi
người được cho xem một loạt vật thể trong vài giây, ví dụ một nhóm trái
cây như một quả táo, một quả lê, một quả đào, một quả mận và một quả
lựu, thì trái nào được họ dễ nhớ nhất? Dĩ nhiên họ sẽ nhớ nhất hai loại quả
được nhìn thấy đầu tiên và cuối cùng, đó là quả táo và quả lựu. “Bài học trái
cây” này cũng có thể áp dụng vào kỹ năng thuyết trình. Mọi người thường
nhớ rõ nhất những điều được nêu lên trong phần mở đầu và kết thúc trong
bài nói của bạn.
Chúng ta biết rằng những ấn tượng đầu tiên đến rất nhanh, và chúng sẽ tồn
tại rất lâu. Nhưng nhanh đến mức nào kia chứ? Theo kết quả nghiên cứu, ấn
tượng đầu tiên về một diễn giả được hình thành trong 30 giây đầu tiên, đôi
khi 90 giây và có lúc là 2 giây đầu tiên! Quả là quá ngắn ngủi, nhưng chúng
ta hãy chấp nhận điều đó.
Đừng “chôn vùi đầu mối”
Đó là một thuật ngữ báo chí để chỉ tình trạng tiêu đề bài báo bị chôn vùi đâu
đó ở phần thân bài. Hoàn toàn tương tự như các kỹ năng trình bày, nếu bạn
có 15 phút để trình bày về một chủ đề nào đó nhưng mãi đến phút thứ 14