tháng 6 năm 2004, Business 2.0 đã dành cả số phát hành để viết về 100
công ty công nghệ phát triển nhanh nhất. Biên tập viên của tạp chí này, Josh
Quittner, đã yêu cầu các phóng viên chỉ trong vòng 25 từ phải nêu ra lý do
tại sao một công ty nào đó nên được đưa vào danh sách này. Trong quyển
What Clients Love , Harry Beckwith viết rằng: “Nếu bạn không thể mô tả
những điều làm cho bạn khác biệt và xuất sắc bằng 25 từ, vậy thì đừng sửa
lời văn của mình. Tốt hơn hết hãy đi sửa công ty của mình”. Hoàn toàn nhất
trí. Beckwith nhắc nhở chúng ta rằng Thomas Jefferson chỉ chọn có 22 từ
để khắc lên bia mộ của mình. Người đàn ông đã phác thảo Tuyên ngôn Độc
lập, trở thành tổng thống thứ ba của Mỹ, và đã thành lập trường đại học
University of Virginia chỉ chọn có 22 từ để mô tả những thành tựu của đời
mình:
“Tác giả của Tuyên ngôn Độc lập
và Đạo luật Virginia về Tự do Tôn giáo.
Cha đẻ của Đại học Virginia.”
Tôi hy vọng chương này có thể giúp bạn đánh giá cao tính súc tích trong
ngôn ngữ. Hãy tôn trọng thời gian của khán giả của bạn bằng cách loại bỏ
bớt những từ ngữ dư thừa trong các buổi trình bày, các buổi họp, các bài
diễn văn hay phỏng vấn. Đổi lại, họ sẽ tôn trọng bạn và thông điệp của bạn.
Giờ đây bạn đã nắm bắt được những bí quyết nhằm thu hút và duy trì sự
chú ý của khán giả, đã đến lúc khám phá ba Bí quyết Giao tiếp Đơn giản
cuối cùng nhằm giúp bạn đạt được mục tiêu mong muốn
BÀI TẬP HUẤN LUYỆN
1. Nhận diện những chủ đề chính. Nhà đầu tư mạo hiểm Martin Gagen
thích duy trì các buổi nói chuyện của mình trong giới hạn 4 chủ đề với các
dữ liệu, câu chuyện và dữ kiện chứng minh. Hãy xem thử bạn có thể duy trì
bài thuyết trình tiếp theo của bạn trong tối đa 4 chủ đề hay không?