2. "Tôi xin lỗi"
Trong cuộc sống, luôn có những lúc ta cần nói "Tôi xin lỗi" hoặc "Tôi lấy
làm tiếc". Nói ra thì khó nhưng một khi đã quen sử dụng những câu nói này,
bạn sẽ làm giàu thêm cho cuộc sống của mình và người khác. Không còn
đưa ra lý lẽ để biện hộ cho hành vi của mình, bạn nhận thức được cái sai và
những tổn thương mà người khác đang cảm thấy. Nói ra những lời đơn giản
đó sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng mà bạn phải mang trong lòng nếu cứ giữ
thái độ im lặng.
Sai lầm của ta ắt hẳn sẽ gây tổn thương cho những người có liên quan. Vì
vậy, cùng với việc thừa nhận "Tôi đã sai", ta cũng cần phải chân thành xin
lỗi, tránh kiểu nói máy móc rằng họ đúng và mình sai. Khi ta gây lỗi với
người nào đó, hẳn là họ sẽ phản ứng lại với cảm xúc tức giận nên ta cần cho
họ thấy là mình thật lòng hối tiếc về việc đã làm. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết
rất nhiều vấn đề có thể được hóa giải khi ta thành thật hối lỗi. Mọi cảm xúc
tiêu cực (như giận dữ) đều tan biến. Tác động tích cực của việc nhận lỗi lớn
hơn nhiều so với rủi ro có thể đánh mất vị thế và làm tổn thương đến cái tôi
của bạn.
Con trai út của tôi, Doug, khi còn ở độ tuổi vị thành niên đã vài lần nghe tôi
trình bày chủ đề về sức mạnh của lời nói, trong đó có việc áp dụng câu "Tôi
đã sai và cho tôi xin lỗi" để kết thúc mọi cuộc tranh cãi. Một đêm nọ, đã
quá giờ mà Doug vẫn chưa về nhà nên tôi thức để đợi con. Một giờ đồng hồ
chờ đợi mà chưa thấy tăm hơi, tôi bắt đầu đâm ra lo lắng. Tôi nghĩ mình sẽ
mắng con ngay khi nó vừa bước vào. Rồi cuối cùng Doug cũng về đến nhà,
cậu rón rén bước vào nhà và bắt gặp tôi đang ngồi đó. Biết mình về trễ và
nhận thấy cha đang giận, không biện hộ lời nào, Doug mau miệng nói: "Ba,
con đã sai rồi, và cho con xin lỗi". Tôi đã rất giận con, nhưng sau khi nghe
Doug thừa nhận lỗi và nói lời xin lỗi, tôi còn có thể nói gì được nữa! Vả lại,