10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 158

Phạm Thư đáp :

- Hòa hoãn với nước xa, cụ thể là hòa hoãn với Tề và Sở, còn tấn công nước gần cụ thể là tấn công
Hàn, Ngụy. Một khi đã chiếm được Hàn và Ngụy thì Sở há tồn tại được chăng ?

Tần Vương vỗ tay cho là phải, trong lòng hết sức vui mừng, liền phong Phạm Thư làm Khách Khanh
và gọi là Trương Khanh. Nhà vua sử dụng kế sách của Phạm Thư, xua quân sang phía Đông đánh Hàn
và Ngụy, đồng thời, xuống lệnh cho Bạch Khởi ngưng tấn công nước Tề.

Qua lời nói trên của Phạm Thư, đã xác định rõ tư tưởng mang ý nghĩa chiến lược trong chủ trương
“hòa hoãn với nước xa, tấn công nước gần”. Chủ trương này chính là sự cống hiến kiệt xuất của Phạm
Thư đối với nước Tần, vì nó đã đặt nền tảng lý luận để cho Tần theo đó lần lượt thôn tính sáu nước,
và đi đến thống nhất cả thiên hạ. Đồng thời, nó cũng có một ảnh hưởng sâu xa đối với hậu thế, và là
một trang huy hoàng trong bộ sử về tư tưởng chính trị ngoại giao của nước Trung Quốc.

Ngụy Nhiễm giữ chức Thừa tướng của nước Tần từ năm Tần Chiêu Vương thứ 2 (294 trước công
nguyên) có thể nói là người đã đóng góp nhiều công lao đối với sự nghiệp lớn của nước Tần. Nhưng,
ông cũng đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quyết sách mang tính chiến lược tổng thể của quốc
gia, dẫn đến một số thiệt hại nhất định cho nước này. Thí dụ như trong vấn đề đối xử với "Tam Tấn”,
Ngụy Nhiễm đã áp dụng phương châm chiến lược đánh nước mạnh trước, đánh nước yếu sau. Ông xem
thường hai nước Ngụy và Hàn là hai nước ở sát nách của nước Tần, mà lại đưa quân vượt qua hai
nước này để viễn chinh nước Triệu ở xa, làm mệt sức dân và tốn hao nhiều tiền của. Lúc bấy giờ nước
Triệu đang ở vào giai đoạn cường thịnh, quân Triệu được vị danh tướng của họ là Triệu Xa chỉ huy, đã
dùng quân đội nghỉ ngơi tại chỗ để đánh quân Tần từ xa đến đang mệt nhọc, bị tổn thất nặng nề, phải
trả giá đắt. Cũng như việc Ngụy Nhiễm đã đối phó với nước Tề, từng mấy lần cử binh chinh phạt, tuy
đôi bên có thắng có bại, nhưng quân Tần vẫn không thể tạo được những cuộc chiến thắng mang tính
chiến lược. Về mặt nhân lực cũng như tài lực, quân Tần đều bị tổn thất nặng nề. Trong khi đó thì hai
nước Ngụy và Hàn ngồi yên xem hai con cọp dữ đánh nhau để tùy cơ thủ lợi. Như vậy cái được sẽ
không hơn cái mất.

Phạm Thư qua sự chỉ dạo của nguyên tắc "hòa hoãn nước xa, tấn công nước gần" tiến lên một bước nói
rõ ý nghĩ về cách thống nhất thiên hạ của nước Tần :

1. Khuất phục hai nước Hàn, Ngụy ở gần, để xóa bỏ mối lo sát nách, cũng để tăng cường thực lực cho
nước Tần.

2. Sau khi khuất phục được hai nước Hàn và Ngụy, thì tiến đánh nước Triệu ở phía Bắc, nước Sở ở
phía Nam. Giúp đỡ cho những nước yếu, áp chế những nước mạnh, để tranh thủ vùng đất Trung
Nguyên, khống chế sự phát triển của các nước.

3. Sau khi các nước Hàn, Ngụy, Triệu, Sở chịu nội thuộc vào nước Tần, thì dẫn quân lực của năm
nước tiến lên uy hiếp nước Tề là một nước ở xa, và là một đối thủ mạnh của nước Tần thời bấy giờ.
Để cho họ tránh né không tranh hơn với nước Tần nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.