10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 157

5. Hòa Hoãn Xa, Tấn Công Gần


Sau đó, Phạm Thư lại phân tích tình hình nước Tần cho Tần Chiêu Vương nghe:

- Nước của Đại vương, biên thùy bốn bên đều vững chắc. Phía Bắc có Cam Tuyền và Cốc Khẩu bảo
vệ, phía Nam có hai dòng sông Kinh, Vị, tạo thành một vành đai, phía phải có Lũng Thục, phía trái có
Quan, Bản. Đất Tần là đất hiểm trở, trong thiên hạ không đâu bì kịp. Khi thấy có lợi thì vươn ra tấn
công, khi thấy bất lợi thì lui vào cố thủ. Đấy chính là đất của bậc vương giả. Lại thêm nước Tần có
hùng binh hằng triệu người, chiến xa hằng nghìn cỗ, riêng về giáp binh thì rất giỏi, thiên hạ không ai
địch nổi. Bộ binh Tần lại rất thiện chiến, xa kỵ lại đông đảo, dùng nó để trị chư hầu chẳng khác gì
dùng chó săn giỏi để bắt loài thỏ rừng. Thế nhưng, việc mưu toan thôn tính các nước lại không tạo
được thành tựu, đại nghiệp bá vương không thể hoàn thành. Đó chẳng phải là do trong mưu kế của các
vị đại thần có chỗ sai sót hay sao?

Phạm Thư là người rất có nghệ thuật trong ăn nói. Ông nắm tâm lý của người có địa vị cao, bao giờ
cũng thích nghe những lời nói khen tặng. Cho nên trước tiên ông từ chỗ phân tách ưu thế của nước Tần,
để tranh thủ sự chú ý của nhà vua. Quả nhiên, ông đã nắm đúng tâm lý của Tần Chiêu Vương. Nghe
đến đây, Tần Chiêu Vương bèn chồm người tới, hỏi :

- Xin nói rõ kế hoạch sai sót là ở chỗ nào ?

Phạm Thư thấy mình mới chân ráo chân ướt vào nước Tần, căn cơ chưa vững, nên không dám bàn đến
việc trong triều đình, mà trước tiên nói đến việc ở bên ngoài, nhằm ném đá dò đường, xem thái độ của
Tần Vương ra sao. Ông nói :

- Thần nghe Nhượng Hầu định vượt qua hai nước Hàn và Ngụy để tấn công nước Tề. Kế đó rõ ràng là
sai lầm. Nước Tề cách nước Tần rất xa, ở giữa lại có nước Hàn và nước Ngụy. Nếu Tần ra quân ít thì
không đủ sức đánh bại nước Tề. Trái lại, nếu ra quân nhiều, thì sẽ tạo ra mối lo ở trong nước. Vì nhân
đó, các nước Hàn, Ngụy, Triệu, thậm chí cả nước Sở cũng có thể xua quân để xâm chiếm. Trong
trường hợp đó, nước Tần sẽ rất nguy hiểm, rất có hại. Phạt Tề mà không thắng, thì là cái nhục của
nước Tần. Cho dù phạt Tề có thắng, cả hai nước Tần và Tề đều tổn thất nặng nề. Các nước Hàn, Ngụy,
Triệu, v.v... sẽ thừa cơ thủ lợi một cách dễ đàng, đối với Tần có chi là tốt đâu? Thay vì xua quân đi
đánh xa, chỉ có hại và không có lợi, tốn hao vô ích, thì chi bằng dùng sách lược “hòa hoãn với nước
xa, để tấn công nước gần". Hòa hoãn với nước xa, để tấn công nước gần". Hòa hoãn với nước xa sẽ
tạo được tình hòa hiếu với những nước đó, còn tấn công nước gần thì sẽ mở rộng được đất đai của ta.
Từ gần ta phát triển đến xa, như con tằm ăn lá dâu từ từ, thì tất cả mọi nước trong thiên hạ này điều bị
chinh phục hết !

Tần vương lại hỏi :

- Sách lược “hòa hoãn nước xa, tấn công nước gần” là thế nào ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.