- Phạm Lãi có nói : “Khi thỏ rừng đã chết, thì chó săn cũng bị làm thịt luôn”. Ta đã tấn công chiếm
được hơn bảy mươi thành cho nước Tần, thế mà nay đành chịu làm thịt !
Bạch Khởi liền rời khỏi Hàm Dương theo cửa phía Tây, khi đi tới Đỗ Bưu thì tạm nghỉ để chờ hành
lý. Phạm Thư lại tâu với Tần Vương :
- Bạch Khởi ra đi, trong lòng rất bực tức, nên có lời oán trách. Việc ông ấy cáo bệnh là không thực. E
rằng ông ta sẽ đến nước khác làm tướng, gây tai vạ cho nước Tần.
Tần vương giật mình, bèn ban một thanh kiếm bén và xuống lệnh cho Bạch Khởi phải tự xử.
Khi sứ giả tới Đỗ Bưu truyền lệnh của Tân Vương. Võ An Quân cầm thanh kiếm trong tay, cất tiếng
than:
- Ta có tội gì với trời, mà cuộc đời của ta phải kết thúc như thế này đây ? - Dừng lại một lúc lâu, ông
lại cất tiếng than tiếp - Cố nhiên là ta đáng chết, vì trong trận đánh Trường Bình, hơn bốn chục vạn
quân Triệu đầu hàng, ta đã dối gạt họ để giết sạch trong một đêm. Họ có tội tình gì chứ ? Như thế, tội
ta đáng chết nghìn lần là phải rồi !
Nói dứt lời, Bạch Khởi dùng gươm tự sát. Một đời danh tướng, mà lại kết thúc mạng sống của mình
như thế. Ông đã trở thành vật hy sinh trong khuynh đảo nhau giữa những người có quyền thế trong giai
cấp thống trị. Cái chết của Bạch Khởi, làm cho nước Tần mất đi một vị tướng lãnh kiệt xuất. Điều đó
đối với nước Tần đang trên đà đi tới sự nghiệp thống nhất vĩ đại, quả là một sự tổn thất lớn lao. Phạm
Thư đã dùng mưu trí để giành chiến thắng ở Trường Bình, bằng cách dùng kế phản gián để Triệu phải
đổi tiếng chỉ huy, tạo điều kiện cho quân Tần đắc thắng. Đó là biết người biết ta, nhìn xa thấy rộng.
Nhưng ông lại tin lời nói cua Tô Đại, ganh ghét Bạch Khởi, hại ngầm một vị lương tướng, để trở thành
một tội nhân trong lịch sử của triều đại nhà Tần, tự mình bôi lem cả cuộc đời mình mà không bao giờ
tẩy xóa được.