Hầu hết các nhà biện luận đã bị ta biện bác đến thua xiểng liểng. Vậy, một gã Thái Trạch nhỏ bé kia thì
làm gì được ta, mà định cướp lấy ngôi vị Thừa tướng của ta chứ ? Thằng bé này không biết tự lượng
sức, ăn nói ngông cuồng, vậy ta phải gặp nó để xem nó có tài ba tới đâu? Sau khi đã quyết định, Phạm
Thư bèn phái người đi gọi Thái Trạch đến, với ý định sẽ biện luận tay đôi với Thái Trạch để cho hắn
biết mặt.
Phạm Thư triệu kiến Thái Trạch, trong lòng vốn đang bực tức. Thế mà Thái Trạch sau khi tới nơi, chỉ
vòng tay thi lễ chứ không quỳ lạy. Thái độ ngạo mạn đó làm cho Phạm Thư càng không dằn được cơn
giận trong lòng. Cho nên vừa mở miệng là Phạm Thư chất vấn ngay đối phương :
- Nhà ngươi cao rao sẽ đến đây thay thế ngôi vị Thừa tướng của ta, thực sự có chuyện đó hay chăng ?
Thái Trạch bình tĩnh trả lời:
- Bẩm, có chuyện đó.
Phạm Thư hỏi:
- Thế thì nhà ngươi hãy nói rõ xem, căn cứ do đâu để nhà ngươi làm được chuyện đó ?
Thái Trạch thấy đối phương ăn nói thiếu khiêm tốn, nên cũng lên giọng biếm nhẻ thẳng thừng, không
khách sáo :
- Kìa ! Tại sao ngài hiểu vấn đề chậm chạp đến thế ? Mùa Xuân thì cày ruộng, mùa Hè thì cuốc đất,
mùa Thu thì thu hoạch, mùa Đông thì cất giữ. Trải qua bốn mùa là đã hoàn thành sứ mệnh, nên tất cả
bốn mùa đều tự nhiên rời đi. Đời người cũng vậy, thân thể khỏe mạnh, tay chân linh hoạt, đầu óc tỉnh
táo, tai không điếc, mắt không hoa, chẳng phải là điều mà người đời mong muốn hay sao ?
Phạm Thư không hiểu đối phương muốn nói gì, chỉ lên tiếng đáp :
- Đúng vậy.
Thái Trạch lại nói :
- Một người có bản tính nhân nghĩa, biết tôn đạo và biết bố đức, thực hiện được lý tưởng của mình,
người trong thiên hạ do chịu ân mà ai cũng vui vẻ, ai cũng kính yêu, nên bằng lòng tôn người đó lên
làm quốc vương của mình. Như vậy, chẳng phải là điều hy vọng của những người làm nghề này như
chúng ta đây hay sao ?
Phạm Thư lại đáp:
- Đúng vậy.
Thái Trạch nói :