10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 195

- Ngồi trên địa vị của người phú quý hiển vinh, xử lý vạn vật, đâu theo nề nếp đó, hoàn toàn có trật tự,
mọi nơi đều yên bề. Về mặt tuổi thọ, có thể hưởng được hết tuổi trời cho, mà không chết bất đắc kỳ tử,
giúp thiên hạ vĩnh viễn kế thừa đạo thống của ông cha, luôn giữ gìn sự nghiệp của ông cha truyền tận
hậu thế. Vừa được tên tuổi tốt đẹp, lại vừa có thành tích trị quốc cụ thể, ân trạch ban ra rộng rãi, đời
đời đều khen tặng, không bao giờ gián đoạn. Như vậy, chẳng phải trời cao đối với người biết tôn đạo,
đã ban cho những điều tốt đẹp, sự cát tường và thiện sự, mà thánh nhân từng nói đấy sao ?

Phạm Thư trầm ngâm một lúc lâu, đáp :

- Đúng vậy !

Tiếp đó, Thái Trạch bắt đâu chuyển đầu đề, nói :

- Còn những người như Công Tôn Ưởng của nước Tần, Ngô Khởi của nước Sở, Đại phu Văn Chủng
của nước Việt, thì cuộc đời họ kết thúc như thế phải chăng mọi người đều bằng lòng?

Phạm Thư đoán biết Thái Trạch muốn dùng ba nhân vật này để nói bóng nói gió mình, khiến lập luận
của mình bị rơi vào thế bí, nên cố ý không trả lời theo hướng của Thái Trạch, mà đáp :

- Cái đó thì có chi lại không được. Công Tôn Ưởng phụng sự cho Tần Hiếu Công, từng dốc hết lòng
trung thành của mình, luôn chí công vô tư, trấn áp bọn gian tà, thưởng phạt phân minh, phơi gan trải
mật, không biết sợ gian nguy. Ông ấy đoạt quân đội của Ngụy công tử Mão, bình định được giang sơn
nước Tần, ra sức tạo phước cho bá tánh, cuối cùng đánh bắt được kẻ thù chung quanh, mở rộng cương
thổ cho nước Tần. Ngô Khởi phụng sự cho Sở Điệu Vương, nghiêm cấm mọi người không được lấy
chuyện tư làm hại chuyện công, dựa vào sự gièm pha để hãm hại người trung trực, khi nghe kiến nghị
thì không để ý tới những người cấu kết bè đảng, khi bàn quyết sách thì không nghe những kẻ chỉ biết
dua nịnh, làm việc không sợ gian nan nguy hiểm, thi hành việc nghĩa không tránh những khó khăn, để
cho nước Sở có thể xưng bá, gặp bất cứ chuyện hiểm nguy gì ông ấy cũng không sợ. Còn Đại phu Văn
Chủng phụng sự cho Việt Vương Câu Tiễn, cho dù nhà vua gặp phải một hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm,
ông ấy vẫn một mực trung thành, không dám chểnh mảng. Nhà vua cho dù đang đứng trước sự diệt
vong, ông ấy vẫn đem toàn bộ tài năng của mình để xoay xở, không hề bỏ đi. Đứng trước sự thành công
ông ấy không khoe khoang, đứng trước sự giàu sang ông ấy không kiêu ngạo. Như ba người đó đúng là
những người đã thể hiện Nghĩa và Trung đến mức cực điểm. Cho nên người quân tử có thể vì đại nghĩa
mà chết, xem chết như về, thà là chết một cách quang vinh, chứ không chịu sống trong sự khuất phục
nhục nhã. Người có học ra làm việc chính trị, là những người đã sẵn ý chí liều chết để thành danh, vì
chuyện nghĩa thì dù chết cũng không ân hận. Như vậy, thì có chi gọi là không được.

Thái Trạch thấy Phạm Thư không mắc bẩy mình, bèn tiếp tục tấn công đối phương :

- Có một nhà vua thánh triết, lại có đại thần hiền minh, đấy là cái phước của thiên hạ. Quốc vương
sáng suốt, hiểu biết nhiều, đại thần ngay thẳng, đấy là cái phúc của quốc gia. Cha nhơn từ, con cái hiếu
thảo, chồng thành thực, vợ trung trinh, đấy là cái phước của gia đình. Tỷ Can đã dốc hết lòng trung
thành của mình, nhưng vẫn không cứu được sự diệt vong của nhà Ân Thương. Ngũ Tử Tư là người trí
dũng hơn người, thế mà vẫn không gìn giữ được vận nước của nhà Ngu. Thân Sinh Khác biết giữ hiếu
đạo, nhưng Tấn Quốc vẫn xảy ra nội loạn. Những người đó đều là trung thần hiếu tử cả, thế mà quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.