gia của họ vẫn không tránh khỏi hỗn loạn, suy vong. Đấy là tại sao vậy ? Đấy là do không có những
nhà vua anh minh, cũng như những bậc làm cha hiền lương để nghe theo lời khuyên ngăn của lương
thần hiếu tử. Cho nên người trong thiên hạ xem hành vi của nhà vua họ là một điều sỉ nhục, đồng thời,
tỏ ra tiếc thương cho những bậc lương thần đó. Công Tôn Ưởng, Ngô Khởi, Đại phu Văn Chủng đều là
những bề tôi hoàn toàn đúng, nhưng quốc vương của họ thì sai. Do vậy, người trên đời đều phê bình ba
người đó tuy dốc hết sức lực của mình để giúp nước, nhưng lại không mang đến cho nước nhà những
điều tốt đẹp nào. Chả lẽ họ lại hy vọng đời mình sẽ gặp phải những kết cục ngang trái thế sao ? Nếu họ
dù có giành được cái tiếng trung hiếu sau khi đã bị hại, thì Vi Tử cũng không thể gọi được là người
Nhân, Khổng Tử cũng không thể được xem là ông Thánh, Quản Trọng không thể được xem là một con
người vĩ đại. Họ tạo dựng nên sự nghiệp, chả lẽ lại không muốn được triệt để thực hiện hay sao ? Vừa
giữ được mạng sống cho mình, lại vừa giành được tiếng tốt, đấy là điều tốt nhất. Tuy có được tiếng tốt
để mọi người noi gương nhưng bản thân mình lại gặp điều bất hạnh, thì đó là điều kém hơn. Còn người
tên tuổi bị người ta nguyền rửa, nhưng gìn giữ được mạng sống cho mình, thì đó là người được xếp
vào hạng bét !
Phạm Thư thấy Thái Trạch nói thấu tình đạt lý, nên không thể không tỏ ra tán đồng. Bầu không khí
trong nhà đã xuất hiện một sự hòa hợp, đầy tình bạn.
Thái Trạch dừng lại trong chốc lát, rồi lại nói tiếp :
- Công Tôn Ưởng, Ngô Khởi, Đại phu Văn Chủng, đều là bề tôi cả. Họ đã dốc hết lòng trung thành, lo
xây dựng sự nghiệp cho nhà vua, tất nhiên đều là người mà ngài cảm thấy ngưỡng mộ rồi. Nhưng riêng
Hoằng Yêu phụng sự cho Châu Văn Vương, Châu Công phụ tá cho Thành Vương, chả lẽ lại không dốc
hết lòng trung thành hay sao ? Nếu đứng về mối quan hệ giữa vua tôi mà bình luận, thì Công Tôn
Ưởng, Ngô Khởi, Đại phu Văn Chủng, so với Hoằng Yêu, Châu Công, người nào khiến cho người ta
ngưỡng mộ hơn ?
Phạm Thư đáp:
- Công Tôn Ưởng, Ngô Khởi, Đại phu Văn Chủng đều không bì kịp họ.
Thái Trạch nói:
- Thế thì quốc vương của ngài về các mặt như có lòng nhân ái đối với kẻ trung lương, cư xử khoan
dung đối với các lão thần, luôn thân mật không hề sơ sót đối với người hiền trí và người có đạo nghĩa,
còn đối với các công thần thì không bao giờ làm trái với sự tín nghĩa, vậy thì so với Tần Hiếu Công,
Sở Điệu Vương, Việt Vương Câu Tiễn ai tốt hơn ?
Phạm Thư đáp :
- Tôi không biết nên trả lời ra sao mới phải.
Thái Trạch nói :
- Hiện nay quốc vương của Tần Quốc, đối với các mặt như thân cận với trung thần thì không hơn được