với mọi người, không biết tiết kiệm trong sinh hoạt, nên mới tạo ra cái bi kịch đó!
- Công Tôn Ưởng đã chế định pháp lệnh cho Tần Hiếu Công ngăn chặn nguồn gốc sản sinh ra gian tà,
người có công thì được tưởng thưởng những chức vụ xứng đáng, người có tội thì bị trừng phạt đúng
tội. Ông cũng đã thống nhất cân, đong, đo, đếm, điều tiết tiền bạc để sự lưu thông cân đối, phá bỏ
những ranh giới cũ về mặt địa lý, đất đai, giúp cho bá tánh thống nhất được tập tục, giúp cho sức dân
được nghỉ ngơi, lại khuyến khích nghề nông, khẩn hoang canh tác, nhà nào có hai người đàn ông đã
thành niên thì được ở riêng. Ngoại trừ làm ruộng tích lũy lúa thóc, họ còn luyện tập tác chiến. Do vậy,
khi có chiến tranh thì họ có thể mở rộng lãnh thổ, khi chiến tranh chấm dứt thì họ lo việc sản xuất, đẩy
nhanh cho đất nước giàu mạnh. Dưới sự cai trị của Công Tôn Ưởng, nước Tần trở thành vô địch, xưng
hùng trong các chư hầu. Nhưng khi công lao vĩ đại của ông vừa thành công, thì bị tội xé xác.
- Bạch Khởi chỉ huy mấy vạn quân cùng tác chiến với Sở. Chỉ trong một trận đánh là chiếm dược vùng
Yên, Sính, và hỏa thiêu Di Lăng. Qua trận thứ hai là đã nuốt chửng được Thục Quận và Hán Trung ở
phía Nam. Đồng thời, ông cũng vượt qua nước Hàn và nước Ngụy để đánh một nước mạnh khác là
nước Triệu, đại bại con trai cua Mã Phục là Triệu Quát, khiến bốn mươi vạn binh mả cua nước Triệu
đều chết sạch trong trận Trường Bình. Tiếng ông thét như sấm nổ, ngoài trận địa máu kẻ thù chảy thành
sông. Kế đó, quân Tần lại kéo tới bao vây Hàm Đan, khiến cho nước Triệu phải chịu một sự uy hiếp
hết sức nặng nề. Bạch Khởi đã xây dựng đế nghiệp cho nước Tần, phát huy được tác dụng là người đặt
nền tảng. Nước Sở và nước Triệu nguyên là hai cường quốc, thù địch đối đầu sống chết với nước Tần.
Từ đó trở đi, nước Sở và nước Triệu đều khiếp sợ nước Tần, không còn đám tranh giành ngôi vị với
nước Tần nữa. Tình thế có lợi đó là do Bạch Khởi tạo nên. Ông ấy đã chinh phục hơn bốn mươi thành
thị. Nhưng công lao vĩ đại của ông vừa mới hoàn thành, thì Tần Vương đã ban cho ông một thanh bảo
kiếm, ép ông phải tự sát tại Đỗ Bưu.
- Ngô Khởi đã chế định pháp lệnh cho Sở Điệu Vương, làm yếu thế lực của các đại thần, truất bỏ
những quan viên bất tài, dẹp bớt những quan chức chưa cần thiết, chận đứng những lời xin xỏ của kẻ
quyền quý, thống nhất tập tục của nước Sở, cấm chỉ bọn du thủ du thực suốt ngày chỉ biết ăn chơi, chọn
lựa những binh sĩ vừa biết cày ruộng vừa biết tác chiến, để đi chinh phục các nước Dương, Việt ở
phía Nam, thôn tính các nước Trần, Thái ở phía Bắc, phá vỡ “liên hoành", xóa bỏ "hợp tung", khiến
những người du thuyết không sao có thể mở miệng được. Ông còn ngăn cấm việc kết bè kết đảng để
mưu cầu tư lợi, ổn định việc chính sự của nước Sở, tiếng tăm lừng lẫy trong thiên hạ oai khiếp tất cả
chư hầu. Nhưng, đại công vừa mới hoàn thành, thì Ngô Khởi đã bị xử phân thây !
- Đại phu Văn Chủng đã nghĩ nhiều mưu kế sâu xa cho Việt Vương Câu Tiễn, giải tỏa được sự bao vây
cực kỳ nguy hiểm của Ngô Quân tại Cối Kê. Trong khi mất nước thì biết nghĩ cách tìm một con đường
sống, trong khi bị nhục thì biết mưu đồ cách tái sinh, thu gom lưu dân, củng cố thành ấp, khai khẩn đất
hoang để làm ruộng, hướng dẫn bá tánh bốn phương, tập trung nhân lực bên ngoài triều đình cũng như
trong dân gian, phụ tá cho Câu Tiễn rửa nhục báo thù, kết cục đã đánh bại được Ngô Quốc, giúp nước
Việt xưng bá trong thiên hạ. Công lao hiển hách của Đại phu Văn Chủng sau khi hoàn thành, thì Việt
Vương Câu Tiễn bỏ rơi ông, và đã xử tử ông.
- Bốn người trên do khi thành công mà không chịu rút lui, nên mới gặp thảm họa như vậy. Kết cục bất
hạnh đó, như người đời thường nói, chỉ biết vươn ra là không biết co lại, chỉ biết tiến mà không biết
lùi. Phạm Lãi là người hiểu rõ cái lý lẽ đó, nên sau khi thành công, ông đã rời khỏi ngay quan trường,