chính của nước Tần có thể phó thác cho ông ấy. Thần đã gặp nhiều người, nhưng chưa gặp ai bằng
Thái Trạch, chính thần cũng không bằng ông ấy, cho nên thần cả gan tiến cử lên Đại vương.
Tần Chiêu Vương triệu kiến Thái Trạch cùng luận bàn quốc sự với ông ta, và tỏ ra hết sức hợp ý, bèn
cừ Thái Trạch làm Khách Khanh. Phạm Thư nhân đó, xin trả ấn từ quan. Tần Chiêu Vương không đồng
ý, nhất quyết bảo ông tiếp tục giữ nhiệm vụ Thừa tướng của nước Tần. Phạm Thư bèn lấy cớ bị bệnh
nặng để từ chối, nhưng thực ra là không muốn tuân theo mệnh lệnh của nhà vua. Tần Chiêu Vương đành
phải bãi chức Thừa tướng của Phạm Thư. Và do mưu lược của Thái Trạch được Tần Chiêu Vương rất
tán thưởng, nên đã cử Thái Trạch lên thay thế chức Thừa tướng. Riêng Phạm Thư sau khi từ chức, bèn
trở về đất phong của mình và ít lâu sau đã chết tại nơi ấy.
Sau này, Thừa tướng Lý Tư của Tần Thủy Hoàng trong bức thư "Can gián lệnh đuổi khách", đã đánh
giá công lao của Phạm Thư cống hiến cho nước Tần thật cao : “Chiêu Vương được Phạm Thư, củng cố
việc triều chính, ngăn chặn những tệ đoan, thôn tính dần đất đai của các nước chư hầu, giúp cho Tần
hoàn thành đế nghiệp". Đúng thế, Phạm Thư giữ chức Thừa tướng cho nước Tần ngoài mười năm, đối
nội đã thực hành chủ trương “Vững cội yếu cành", tiến hành hàng loạt những cải cách để củng cố chế
độ trung ương tập quyền. Đối ngoại đã cực lực đề xướng mưu lược ngoại giao "hòa hoãn nước xa, tấn
công nước gần". Đối với bên trên đã kế thừa thành quả của Thương Ưởng, đối với dưới đã tạo ra tiền
đề cho Lý Tư tiếp tục phát huy, có một tác dụng to lớn giúp cho lịch sử của nước Tần phát triển, tạo
nền tảng vững chắc để cho nước Tần tiến lên nhất thống thiên hạ. Cho dù xét về mặt phẩm cách chính
trị, Phạm Thư có những tì vết. Nhưng, tì vết không làm mất giá trị một viên ngọc. Ông vẫn xứng dáng
là một vị Thừa tướng nổi danh trong lịch sử nước Tần, là một nhà chính trị hiếm có ở thời cổ của nước
Trung Quốc.