VII. Trương Lương - Bậc Thầy Của Đế Vương
Một hôm vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 25 (218 trước công nguyên), một đoàn xe ngựa của Tần Thủy
Hoàng được quân đội nhà Tần hộ vệ nghiêm ngặt, ồ ạt đi trên con đường quan đạo Bác Lãng Sa, thuộc
Dương Võ (nay là vùng Đông Nam huyện Nguyên Dương thuộc tỉnh Hà Nam). Đột nhiên, từ trong rừng
rậm nằm sát cạnh đường đi, có hai người mặc áo đen nhanh nhẹn nhảy ra, xông tới một cỗ xe có tàn
lộng bằng lụa vàng. Sau một tiếng thét to, một người trong số hai người này tay cầm một trái chùy sắt
nặng 20 cân, đánh mạnh vào cỗ xe đó. Xong, cả hai nhanh nhẹn chạy trở vào rừng, nhảy lên lưng hai
con ngựa đã chuẩn bị sẵn, bỏ chạy như bay. Trái chùy sắt của họ đã đánh nhằm vào cỗ xe phụ, khiến
cổ xe này bị đánh nát tan. Tần Thủy Hoàng do không ngồi trong cỗ xe này, nên may mắn thoát chết.
Sau khi biết được chuyện gì đã xảy ra, Tần Thủy Hoàng kinh hoàng thất sắc, bèn xuống lệnh truy nã
thích khách. Nhưng, thích khách đã biến mất từ lúc nào. Tần Thủy Hoàng vẫn còn căm tức, nên xuống
lệnh truy lùng khắp trong toàn quốc suốt mười hôm, nhưng vẫn không bắt được thích khách.
Việc Tần Thủy Hoàng bị ám sát, đây là lần thứ ba. Lần thứ nhất xảy ra khi nước Tần đang tiến hành
tiêu diệt sáu nước, Kinh Kha đã lấy cớ hiến dâng bản đồ nước Yên, giấu một thanh đoản đao trong
cuộn bản đồ, khi mờ bản đồ ra hết thì thanh đoàn đao cũng xuất hiện. Kinh Kha chụp lấy thanh đoản
đao đuổi theo Tần Vương bỏ chạy quanh những cây cột trong cung điện. Người ám sát Tần Thủy
Hoàng lần thứ hai là Cao Tiệm Ly, một người bạn thân của Kinh Kha tiến hành. Sau khi Kinh Kha chết,
Cao Tiệm Ly muốn báo thù cho bạn, nên đã dùng thuốc xông hai mắt mình trở nên mù lòa, rồi cải trang
thành một nghệ sĩ dân gian, thừa cơ Tần Thủy Hoàng đánh đàn trúc, ông đã tiến hành việc ám sát.
Nhưng lần ám sát này cũng không thành công. Người chủ mưu ám sát Tần Thủy Hoàng lần thứ ba,
chính là Trương Lương, nhân vật mà bài viết này sẽ giới thiệu. Một người mà về sau được người đời
khen tặng là một nhà mưu lược ngồi yên trong triều đình để sách hoạch mọi thứ, và trở thành “bậc thầy
của đế vương”.
Năm 202 trước công nguyên, cuộc chiến tranh giữa Sở và Hán đã kết thúc, Lưu Bang lên ngôi hoàng
đế, tức là Hán Cao Tổ.
Đến tháng năm, Hán Cao Tổ thết tiệc quần thần tại Nam Cung ở Lạc Dương. Trong buổi tiệc, Lưu
Bang đã hỏi các đại thần:
- Do nguyên nhân nào mà trẫm giành được thiên hạ ? Còn Hạng Võ thì lại bị mất thiên hạ.
Quần thần nhao nhao bàn luận. Có người khen tặng do Lưu Bang đảm lược hơn người, thưởng phạt
phân minh, lại sẵn sàng chia sẻ lợi ích với mọi người trong thiên hạ, cho nên đã giành được thiên hạ
một cách dễ dàng. Cũng có người bảo Hạng Võ do đố kỵ với người hiền tài, nghi ngờ những người có
tài đức, thưởng phạt không phân minh, cho nên mới bị mất thiên hạ. Nhưng, Lưu Bang cho rằng, điều
quan trọng nhất là do mình biết phân xét người và biết dùng người, lại sẵn sàng theo lời khuyên đúng
đắn. Lưu Bang nói :